Ván cờ 4D của Tổng thống Putin khiến phương Tây bó tay

Sau bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg của Tổng thống Nga Vladimir Putin, các nhà phân tích quốc tế đã phải thừa nhận rằng, “ván cờ 4D” mà ông Putin đang đi đã khiến các nước phương Tây phải bó tay.

Hàng chục nghìn biện pháp trừng phạt chống lại Nga của các nước phương Tây đã thất bại một cách nghịch lý trong việc đè bẹp nền kinh tế Nga, và ngược lại, quốc gia này đang chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ gần như chưa từng có trong lịch sử hậu Xô Viết.

Học giả người Anh Rodney Atkinson bình luận với Sputnik rằng, những kết quả mà người Nga đang trưng ra thế giới đã đè bẹp những âm mưu của phương Tây.

“Sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga (vượt xa các nền kinh tế phương Tây) là ngoạn mục và nó cho thấy 15.000 lệnh trừng phạt do phương Tây áp dụng đã tác động ngược lại họ” – ông Atkinson nhận định.

Vị chuyên gia cho rằng: “Phương Tây đang thua 4 cuộc chiến trong 1 ván cờ với Nga: về kinh tế (thương mại và nợ), tài chính (phi Dollar hóa và hệ thống thanh toán quốc tế), quân sự (trên tiền tuyến ở Ukraine và so sánh các hệ thống vũ khí) và về mặt địa chính trị với tổn thất lớn về ảnh hưởng trên toàn thế giới.”

Ông nhận định, thái độ thù địch mà phương Tây dùng để phản ứng trước sự biến đổi của một trật tự thế giới đơn cực thành một trật tự thế giới đa cực chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn do chính giới tinh hoa chính sách ích kỷ và thiển cận của họ.

“Ngay cả trước khi sự mở rộng sang Nga và cuộc chiến Maidan vào năm 2014 thì tham vọng đế quốc của châu Âu và sự xâm lược của tân bảo thủ của Mỹ đã không được ưa chuộng. Giờ đây, phía Nam bán cầu (gồm các nước châu Phi, phía Nam châu Á và Mỹ Latin) đã chứng kiến sự trỗi dậy. BRICS đã đưa ra các giải pháp thay thế cho những tồn tại lâu đời ở phương Tây.

Trong khi Mỹ lại rơi vào cảnh nợ nần kỷ lục và sự yếu kém về công nghiệp, phương Tây rất khó lấy lại được ảnh hưởng của mình.

Bị cản trở bởi sự thiếu hiểu biết về địa chính trị, các chính sách vô trách nhiệm về tài chính và khả năng lãnh đạo yếu kém, Mỹ và các đồng minh thậm chí có thể không tồn tại được với tư cách là một trong những cực của thế giới đa cực” – chuyên gia Atkinson bình luận.

Những nỗ lực của phương Tây trong việc áp đặt trừng phạt một quốc gia dồi dào về tài nguyên lương thực, khoáng sản và năng lượng đã cho thấy chính sách tồi tệ của họ.

Thay vào đó, Nga lại là “tấm gương” để các quốc gia khác noi theo. Đặc biệt là quốc gia ở Nam bán cầu có thể lựa chọn những hệ thống tiền tệ, tài chính được xây dựng từ khối BRICS.

Sự thay thế nhập khẩu của Nga, việc các công ty phương Tây không muốn rời khỏi Nga (1.600 công ty quốc tế đã rời Nga kể từ năm 2022 nhưng vẫn còn hơn 2.100 công ty ở lại), việc thay thế các loại tiền tệ quốc gia cho thương mại (đồng rupee, nhân dân tệ, rúp) đã chứng minh điều này.


Sự tiên tiến về công nghiệp Nga đã đánh bại thành quả phương Tây

Giáo sư Alexis Habiyaremye, nhà phân tích chính trị và nhà nghiên cứu cấp cao tại Trường Kinh tế thuộc Đại học Johannesburg (Nam Phi) cũng có chung nhận định như vậy.

Ông cho rằng, thế giới đang trên con đường đa cực không thể đảo ngược và không có nỗ lực nào của phương Tây, kể cả các biện pháp bạo lực, có thể đảo ngược xu hướng này.

Ông Habiyaremye nói: “Các nước phương Tây từ lâu đã dựa vào tiến bộ công nghệ và ưu thế sử dụng bạo lực để áp đặt sự thống trị của mình lên các quốc gia khác.

Với sự bắt kịp đáng kể về công nghệ kể từ nửa sau thế kỷ 20, nhưng trên hết, với sự tinh vi về công nghệ của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, các nước phương Tây không còn có thể áp đặt sự thống trị của mình mà không gặp thách thức.”

Cam kết của nước Nga đã trở thành “điểm tựa niềm tin” cho các quốc gia Nam bán cầu.

Theo nhà phân tích, trật tự thế giới mới đa cực đang được Nga và các nước BRICS khác xây dựng, “bằng cách cung cấp các cực quyền lực kinh tế và ngoại giao thay thế, chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho các nước từ Nam bán cầu và giảm bớt áp lực của bá quyền hiện tại”.


Phương Tây mắc bẫy chính mình

John Gong – Giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế của Bắc Kinh cho rằng, châu Âu và các đồng minh của họ thực sự phải nhận ra rằng, chính họ phải chịu trách nhiệm về sự suy giảm quyền lực và ảnh hưởng toàn cầu của mình.

“Tôi nghĩ việc sử dụng đồng rupee, cũng như đồng tiền riêng của Trung Quốc, đồng nhân dân tệ, trong thương mại giữa Trung Quốc và Nga, thực ra là do Washington tạo ra.

Các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Nga, mối đe dọa trừng phạt thứ cấp đối với các bên Trung Quốc đang tạo ra hệ thống thanh toán và giải quyết thương mại thay thế này.

Tôi nghĩ đây cũng là một phần của xu hướng rộng lớn hơn trong toàn bộ lĩnh vực thanh toán thương mại toàn cầu. Thế giới của đồng Dollar đang bắt đầu suy yếu, mặc dù mới chỉ dần dần” – Tiến sĩ Gong nói.

Theo nhà quan sát, “có một số lựa chọn sắp xuất hiện”, từ việc sử dụng đồng nội tệ, các cuộc thảo luận về loại tiền thay thế dựa trên BRICS và các loại tiền tệ kỹ thuật số có chủ quyền.

Ông Gong nhấn mạnh, việc Nga chuyển hướng từ phương Tây sang phía Đông như ông Putin nhấn mạnh sẽ mở ra “những cơ hội lớn” cho Trung Quốc và các cường quốc đang lên khác.

Đồng thời, vị chuyên gia tin rằng, tuyến vận chuyển Bắc Cực mang tên Tuyến đường phương Bắc sẽ mang lại một phương tiện khả thi và kinh tế trong phần lớn thời gian của thế kỷ này.

Nguồn

Next Post

SolForest Ecopark - công trình tiêu biểu cho cam kết về tính bền vững

Sun Jun 9 , 2024
SolForest Ecopark là dự án tạo ra một cấp độ kiến trúc cao tầng mới trong hệ sinh thái Ecopark. Công trình cũng là cột mốc quan trọng trong hành trình của Dewan hướng tới các giải pháp kiến trúc thân thiện với môi trường, ưu tiên cộng đồng và […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU