Siêu cường châu Á nêu kiến nghị quan trọng ở lĩnh vực 39 tỷ USD với TP giàu top đầu Việt Nam

JICA chia sẻ kinh nghiệm cho các dự án metro trong tương lai ở TP.HCM

Gần đây, JICA đã tổ chức buổi thông tin cho báo chí về dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tại đây, Phó Trưởng Văn phòng JICA tại Việt Nam, ông Fukuda Chihiro, đã chỉ ra những khó khăn về giao thông tại TP.HCM khi dân số ngày càng tăng. Vì vậy, dự án metro số 1 được thực hiện theo đề xuất của Chính phủ Việt Nam để giải quyết những vấn đề này. 

Dự án được kỳ vọng sẽ mang lại sự di chuyển an toàn và thuận tiện cho người dân, giúp giảm ùn tắc giao thông và thúc đẩy kinh tế địa phương. Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM và cũng là tuyến metro có ga ngầm đầu tiên khánh thành tại Việt Nam.

JICA văn phòng Việt Nam chia sẻ thông tin về tuyến metro số 1. Ảnh: Báo Tin tức

Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam chia sẻ thông tin về tuyến metro số 1.

Trong quá trình triển khai, dự án đã gặp nhiều vấn đề khó khăn gây chậm tiến độ nhưng đã được giải quyết nhờ sự phối hợp làm việc chặt chẽ giữa Việt Nam và JICA. 

“Những kinh nghiệm này là bài học quý giá cho các dự án tương lai. Trong các dự án tiếp theo, chúng tôi mong muốn thảo luận các chính sách và biện pháp giải quyết càng sớm càng tốt ngay từ giai đoạn chuẩn bị”, TTXVN dẫn lời ông Fukuda Chihiro cho biết.

Sau khi tuyến metro số 1 đi vào vận hành, Nhật Bản mong muốn tiếp tục hợp tác lâu dài với Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM. Nếu có yêu cầu hỗ trợ trong tương lai, JICA sẵn sàng thảo luận thêm với Chính phủ Việt Nam.

Siêu cường châu Á nêu kiến nghị quan trọng ở lĩnh vực 39 tỷ USD với TP giàu top đầu Việt Nam- Ảnh 2.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng các đại biểu thực hiện nghi thức vận hành chính thức metro số 1. Ảnh: VGP

Metro số 1 chính thức vận hành, hoàn thành giấc mơ 17 năm 

Sáng 22/12, metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức vận hành, đánh dấu cột mốc lịch sử sau 17 năm từ ngày được phê duyệt và 12 năm thi công. Tổng mức đầu tư của dự án là 43.757 tỷ đồng,trong đó vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tương đương khoảng 38.265 tỷ đồng.

Đây là tuyến đường sắt đô thị dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài 19,7 km, trong đó có 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao kết nối trung tâm thành phố về cửa ngõ phía Đông.

Trong buổi khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng tuyến metro số 1, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường đã bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào khi được chứng kiến mốc son đáng nhớ này trong sự nghiệp phát triển vận tải công cộng của thành phố.

Siêu cường châu Á nêu kiến nghị quan trọng ở lĩnh vực 39 tỷ USD với TP giàu top đầu Việt Nam- Ảnh 3.
Siêu cường châu Á nêu kiến nghị quan trọng ở lĩnh vực 39 tỷ USD với TP giàu top đầu Việt Nam- Ảnh 4.

Người dân TP.HCM hào hứng trải nghiệm metro số 1. Ảnh: VGP

Tuyến metro số 1 không chỉ phục vụ nhu cầu di chuyển thuận tiện và nhanh chóng cho người dân mà còn là bước đệm quan trọng hướng tới việc hình thành một hệ thống giao thông công cộng hiện đại và bền vững.

Ông Cường nhấn mạnh rằng tuyến metro số 1 còn là biểu tượng cho quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu dài giữa Việt Nam và Nhật Bản, thể hiện sự kiên nhẫn và nỗ lực không ngừng của cả hai quốc gia vì sự phát triển bền vững.

Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM, sự vận hành của metro số 1 không chỉ mở ra kỷ nguyên mới trong lĩnh vực giao thông đô thị mà còn góp phần tạo dựng diện mạo đặc sắc cho TPHCM. “Metro số 1 sẽ trở thành một phần không thể thiếu của đô thị sôi động, là biểu tượng đổi mới và nơi check-in đầy ấn tượng cho người dân, đặc biệt là giới trẻ” – ông Cường chia sẻ.

Trong giai đoạn tiếp theo, TPHCM sẽ tiếp tục ưu tiên, tập trung đầu tư, phát triển đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị trong quy hoạch giao thông đô thị, phát triển mạnh theo mô hình TOD.

TP.HCM dự kiến ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD để đầu tư 183 km đường sắt đô thị từ các nguồn vốn trong nước như đấu giá đất, phát hành trái phiếu và từ ngân sách. Qua tính toán của các sở, ngành, nhu cầu vốn để đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM giai đoạn 2026 – 2030 là 21,31 tỷ USD. Đến giai đoạn 2031 – 2035, Thành phố cần 17,26 tỷ USD để đầu tư.

 

Nguồn

Next Post

Động lực bền vững nâng bước SMEs tại HOZO 2024

Mon Dec 23 , 2024
Đồng hành cùng sự kiện, Eximbank – với vai trò là đối tác ngân hàng độc quyền – tiếp tục khẳng định sứ mệnh trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các SMEs Việt. SMEs trong ngành kinh tế sáng tạo: Tiềm năng lớn, thách thức nhiều […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU