Thời điểm cuối năm bắt đầu thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với các tổ chức, cá nhân. Nếu trường hợp người lao động tham gia làm việc tại doanh nghiệp, doanh nghiệp trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động có trách nhiệm quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động theo ủy quyền của người này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều lao động làm việc tự do, có mức thu nhập đủ đóng thuế. Trong những trường hợp này, cá nhân phải tự thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 đã quy định mới về mức giảm trừ gia cảnh cụ thể như sau:
Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, hiện nay đối với người có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) khi đã trừ hết những khoản được miễn hoặc giảm trừ như (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế,…) thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp người lao động có một người phụ thuộc thì mức lương phải trên 15,4 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.
Trường hợp có hai người phụ thuộc tương đương mức lương trên 19,8 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng lương tháng 13, Tết Âm lịch 2025
Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, quy định các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán (trừ các khoản tiền thưởng quy định từ tiết e.1 đến e.4 khoản này) được coi là thu nhập từ tiền lương tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, tiền thưởng Tết 2025, lương tháng 13 không nằm trong các khoản tiền thưởng được loại trừ.
Vì vậy tiền thưởng Tết 2025, lương tháng 13 vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu tổng thu nhập đến mức phải nộp thuế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công cụ thể như sau:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
+ Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC
+ Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập người lao động nhận được – các khoản được miễn thuế.
Cụ thể, khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn tính thuế như sau:
Thuế thu nhập cá nhân là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Biểu thuế bậc thu nhập được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Để dễ hình dung, có thể tham khảo một ví dụ dưới đây:
Lương của chị A. tháng 12/2023 là 15 triệu đồng, thưởng Tết 25 triệu đồng và các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1.5% bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Chị A nuôi 2 con đều dưới 18 tuổi. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của chị A. được tính như sau:
– Thu nhập chịu thuế của chị A. là 15 triệu + 25 triệu = 40 triệu đồng.
– Chị A. được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 2 người phụ thuộc (2 con): 4,4 triệu đồng × 2 = 8,8 triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 15 triệu tiền lương × (8% + 1,5% + 1%) = 1,575 triệu đồng.
Lưu ý: Thưởng không tính tiền bảo hiểm, chỉ tính tiền bảo hiểm trên số tiền lương.
Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 11 + 8,8 + 1,575 = 21,375 triệu đồng
– Thu nhập tính thuế của chị A. là: 40 – 21,375 = 18,625 triệu đồng
Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng – 32 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
Tổng số thuế chị A. phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng = 1,95 triệu đồng