Viện Kiểm sát giữ quan điểm ‘không giao tài sản của bà Trương Mỹ Lan cho một mình SCB xử lý’

Chiều 25/11, tại phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1, đại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM tiếp tục đối đáp lại ý kiến của các luật sư, bị cáo, bị hại là Ngân hàng SCB và người liên quan.

Đại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM tại phiên tòa phúc thẩm giai đoạn 1 vụ Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Tân Châu

Cụ thể, đại diện Viện Kiểm sát giữ quan điểm bác kháng của bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát NHNN), đề nghị HĐXX giữ y án tù chung thân như bản án sơ thẩm đã tuyên với bị cáo này.

Viện Kiểm sát giữ quan điểm 'không giao tài sản của bà Trương Mỹ Lan cho một mình SCB xử lý'- Ảnh 2.

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Tân Châu

Đại diện Viện Kiểm sát giữ quan điểm đề nghị giảm một phần hình phạt như đã nêu tại phiên tòa này vào ngày 15/11 đối với các bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch tập đoàn Capella) từ 8 năm tù của bản án sơ thẩm, xuống còn 5-6 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Viện Kiểm sát giữ quan điểm 'không giao tài sản của bà Trương Mỹ Lan cho một mình SCB xử lý'- Ảnh 3.

Bị cáo Nguyễn Cao Trí.

Đối với bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Viện Kiểm sát giữ quan điểm đề nghị giảm mức án từ 9 năm tù của bản án sơ thẩm, xuống còn 7-8 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Viện Kiểm sát giữ quan điểm 'không giao tài sản của bà Trương Mỹ Lan cho một mình SCB xử lý'- Ảnh 4.

Bị cáo Chu Lập Cơ tại phiên tòa.

Viện Kiểm sát cũng giữ quan điểm đối với bị cáo Trương Huệ Vân (cháu bà Lan), đề nghị giảm từ 17 năm tù của án sơ thẩm, xuống còn từ 14-15 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.

Viện Kiểm sát giữ quan điểm 'không giao tài sản của bà Trương Mỹ Lan cho một mình SCB xử lý'- Ảnh 5.

Bị cáo Trương Huệ Vân.

Ngoài ra, Viện Kiểm sát cũng giữ nguyên quan điểm đã nêu vào ngày 15/11 đối với các bị cáo còn lại.

Không giao tài sản của bà Trương Mỹ Lan cho một mình SCB xử lý

Cũng tại phiên tòa vào chiều 25/11, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, yêu cầu của đại diện Ngân hàng SCB về việc buộc bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bồi thường tiền lãi của 1.283 khoản vay cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ là không có căn cứ. Bởi, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, các hợp đồng thế chấp rút tiền tại Ngân hàng SCB đều được làm khống.

Viện Kiểm sát giữ quan điểm 'không giao tài sản của bà Trương Mỹ Lan cho một mình SCB xử lý'- Ảnh 6.

Các luật sư tại phiên tòa phúc thẩm giai đoạn 1 xét xử vụ Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Tân Châu

Đại diện Viện Kiểm sát cũng không đồng ý với yêu cầu của Ngân hàng SCB về việc giao Dự án 6A, khu Trung Sơn, Bình Chánh cho ngân hàng này quản lý. Theo lập luận của đại diện cơ quan công tố, bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB cùng thừa nhận dự án trên không được dùng để đảm bảo cho bất cứ khoản vay nào tại Ngân hàng SCB. Bà Lan tự nguyện dùng tài sản này để khắc phục hậu quả vụ án và không đồng ý giao cho Ngân hàng SCB là có căn cứ và Viện Kiểm sát ghi nhận.

Liên quan đến 1.121 tài sản đang thế chấp cho Ngân hàng SCB, Viện Kiểm sát cho rằng, việc xử lý tài sản kê biên cần áp dụng theo quy định của luật hình sự nên không thể giao cho Ngân hàng SCB mà phải có sự phối hợp với Cơ quan thi hành án, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) và 2 cơ quan giám sát là Viện KSND TPHCM, TAND cấp cao tại TPHCM.

Nguồn

Next Post

Hé lộ đại gia Hàn Quốc muốn đầu tư vào các dự án của bà Trương Mỹ Lan

Tue Nov 26 , 2024
Theo Tiền Phong, tại phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan, luật sư bào chữa cho bị cáo Lan cho biết, Công ty TNHH APM Luxe (Hàn Quốc) đã có đơn gửi Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM bày tỏ quan tâm đến việc đầu tư vào […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU