Thiếu trung tâm tổ chức hội chợ, đề nghị xúc tiến thương mại bằng các phiên mega livestream

Mở trung tâm logistics ở nước ngoài

Bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Đông Nam bộ là vùng kinh tế năng động, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 116 tỉ USD, chiếm 31% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Thời gian gần đây, cơ sở hạ tầng Đông Nam bộ được đầu tư phát triển nhiều dự án trọng điểm như: Sân bay Long Thành, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường Vành đai 3 TP.HCM… để tăng cường tính liên kết giữa các địa phương trong vùng và kết nối với các vùng miền khác trong cả nước.

Xây dựng thêm các trung tâm logistics ở trong và ngoài nước để thúc đẩy thương mại

Phát biểu tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng cần cải thiện cơ sở hạ tầng logistics, nhất là hệ thống kho lạnh. Hiện tại, hệ thống kho bảo quản tại khu vực Đông Nam bộ vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển và lưu trữ hàng hóa nhất là lương thực thực phẩm.

Bà Đặng Thị Minh Phương, Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM nói: Chi phí logistics của nhiều nước trong khu vực chỉ 10 – 12%, trong khi Việt Nam rất cao – đến 18%, thực tế có thể lên đến 20% GDP làm cho hàng hóa của chúng ta rất khó cạnh tranh. Vì thế, vấn đề quan trọng của khu vực Đông Nam bộ hiện nay cần làm là tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng. Nếu hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tế các vùng cùng nhau phát triển và chi phí logistics sẽ giảm đáng kể.

“Tôi cho rằng, chúng ta không chỉ cần đầu tư phát triển các trung tâm logistics trong khu vực Đông Nam bộ mà cần có những trung tâm logistics tại nước ngoài, ở những thị trường mà hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất như tại thị trường Mỹ, Trung Quốc… Điều này cần có chủ trương của Chính phủ và Bộ Công thương có thể vận động doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư hỗ trợ đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài”, bà Phương nói.

Tổ chức các phiên mega livestream

Trong khi các cơ quan chuyên môn cho biết gặp nhiều khó khăn trong việc xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường vì thiếu địa điểm tổ chức sự kiện cũng như kinh phí hạn chế. Cụ thể như tại TP.HCM, chỉ có Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) đủ tiêu chuẩn tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế thì thường xuyên kín lịch. Việc xây dựng thêm trung tâm mới gặp khó khăn về kinh phí cũng như diện tích.

Thiếu trung tâm tổ chức hội chợ, đề nghị xúc tiến thương mại bằng các phiên mega livestream- Ảnh 2.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại bằng hình thức livestream

Để giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Lâm Thanh, Tổng điám đốc TikTok Việt Nam, hiến kế: Trong thời gian gần đây, chúng tôi đã phối hợp với các doanh nghiệp và chính quyền địa phương tổ chức các phiên livestream bán hàng. Có một số phiên chỉ trong thời gian 5 – 10 phút đồng hồ nhưng bán được vài chục tấn gạo, cả chục tấn sầu riêng. Chính vì vậy, tôi cho rằng chúng ta cần áp dụng xu hướng chuyển đổi số vào việc xúc tiến thương mại. “Tôi mạnh dạn đề xuất ý tưởng là chúng ta nên tổ chức những phiên mega livestream cho cả vùng để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trong vùng đến với đông đảo người tiêu dùng trong nước và cả nước ngoài. Chúng ta cũng có thể đưa chương trình bán hàng bình ổn giá của thành phố lên chương trình để đông đảo người dân được tiếp cận”, ông Thanh nói.

Ông Phạm Quốc Tùng, Giám đốc Quản lý kênh đối tác tại Việt Nam – Alibaba, cho biết: Thương mại điện tử là nền tảng quan trọng ngày nay để đưa hàng đi khắp thế giới với chi phí tốt nhất. Ở đó, chúng ta cũng có thể dễ dàng theo dõi xu hướng và thị hiếu của tiêu dùng. Chính vì vậy, là một trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước vùng Đông Nam bộ cần phối hợp và đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử. Chúng ta nên xây dựng không gian hàng hóa, sản phẩm Việt trên các sàn thương mại điện tử.

Trong khi đó, bà Trần Thị Ngọc Tú, Giám đốc Khối Chiến lược Thu mua AEON Việt Nam, thẳng thắn: Hiện tại, nhiều nhà cung cấp Việt Nam cũng chưa thể thuyết phục được nhà phân phối vì sao phải đưa hàng của họ lên quầy kệ siêu thị. Nhiều nhà cung cấp chỉ mới sản xuất cái mình có chứ chưa phải làm ra cái thị trường cần. Trong khi đó, thị trường thế giới thường đi trước chúng ta 3 – 5 năm; nên để xuất được hàng ra nước ngoài qua các kênh phân phối của những tập đoàn đa quốc gia thì doanh nghiệp cần tiếp tục tìm hiểu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ khi nắm bắt được xu hướng thị trường và đáp ứng được nó thì chúng ta mới phát triển bền vững.


Nguồn

Next Post

Những điểm nhấn chính của Nghị quyết 33 gỡ khó cho thị trường bất động sản

Wed Jul 31 , 2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP với một loạt giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư, người mua nhà nói riêng và thị trường bất động sản (BĐS) nói chung. 17-03-2023 16-03-2023 16-03-2023 Theo Lộc Liên Tiền phong Theo Tiền phong Copy […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU