Sika mang giải pháp phục dựng và bảo tồn di tích địa phương đến Festival sinh viên kiến trúc

Ngày 23/04/2024, Sika Việt Nam đã vinh dự tham gia Festival Sinh viên Kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV – HUSC 2024 với chủ đề “Huế – Tuổi trẻ với di sản” do Hội Kiến trúc sư Việt Nam (Hội KTSVN) và Trường Đại học Khoa Học, Đại học Huế phối hợp đồng tổ chức. Tham gia sự kiện lần này, Sika Việt Nam đã có phần trình bày với chủ đề “Hành trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa”, cung cấp các kiến thức và giải pháp bền vững chuyên biệt cho dự án địa phương.

Thực tế cho thấy, đến năm 2030 sẽ có 70% di tích quốc gia trên cả nước cần được tu bổ, tôn tạo nhưng quá trình này đang gặp phải nhiều thách thức. Thứ nhất là các di tích thường có kiến trúc phức tạp, quy mô công trình quá lớn, gây khó khăn trong việc phục hồi. Thứ 2 là nguồn lực hiện tại còn khan hiếm. Cụ thể, cả nước chỉ có 2 trung tâm tu bổ phục chế tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử. Trong khi đó, các trường mỹ thuật lại chưa đào tạo chuyên ngành này. Cùng với sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian thì sự chậm trễ trong việc trùng tu đang đẩy nhiều di tích đứng trước nguy cơ trở thành phế tích.

Để góp phần tháo gỡ khó khăn đó, ông Trần Thanh Mẫn – Giám đốc Hệ thống Xây dựng Hoàn thiện Sika Việt Nam, đã có bài trình bày về Hành trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa, hướng đến xây dựng một đô thị bền vững tại khuôn khổ của Festival Kiến trúc toàn quốc lần này. Ông đề cập đến tầm quan trọng của việc sở hữu 4 năng lực cần thiết để trở thành đối tác bảo tồn di sản văn hóa. Đó là (1) Hiểu về thành phần hóa học và tính chất vật liệu, (2) hiểu kỹ thuật thi công đã áp dụng cho công trình trong quá trình xây dựng, (3) có chuyên môn và kinh nghiệm bảo tồn và phục dựng công trình di sản và (4) có chuyên môn trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp so sánh, tiêu chuẩn liên quan và tài liệu.

Ông Trần Thanh Mẫn – Giám đốc Hệ thống Xây dựng Hoàn thiện tại Sika Việt Nam trình bày về Hành trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa.

Với những năng lực đó, Sika đã đạt được nhiều thành công trong việc bảo tồn các di tích khắp thế giới. Chẳng hạn như Khu phức hợp Trường học của số 1 Lyceum Hippocrates ở Kos, Hy Lạp được xây dựng từ những năm 1920 và 1930, bị hư hại nặng sau trận động đất tháng 7 năm 2017. Nhiệm vụ của Sika trong dự án này là sửa chữa thiệt hại, tăng mức độ an toàn cấu trúc và độ bền của tòa nhà nhưng vẫn đảm bảo tính tính nguyên bản của công trình.

Để làm được điều đó, Sika đề xuất sử dụng Sika’s Textile Reinforced Mortar (TRM system) để khôi phục lại cấu trúc đá truyền thống của tòa nhà. Không chỉ bảo tồn biểu tượng cho nền giáo dục của hòn đảo, việc tôn tạo Hippocrates Lyceum của Sika còn góp phần giữ gìn còn đời sống tinh thần và là niềm tự hào của cư dân nơi đây.

Một trường hợp khác là Cầu Ohio Missouri Historic (được xây dựng từ năm 1912) bị ăn mòn nghiêm trọng và bị phá hủy kết cấu do cơn bão lớn năm 1935, xuất hiện nhiều vết nứt gây ảnh hưởng đến chức năng của công trình và đến sự an toàn của người sử dụng. Sika đã đặt các thanh CFRP vào cấu trúc của cây cầu để tăng cường cấu trúc, giúp cầu chịu lực tốt và chuyển đổi chức năng thành đường đi bộ. Carbon Fiber Reinforced Polymer (CFRP) Plates được sử dụng cho các hệ thống tăng cường cấu trúc.

Hiện trạng cây cầu năm 2011
Hiện trạng cây cầu năm 2011

Việc sửa chữa Cầu Ohio Missouri Historic đã mang lại nhiều giá trị quan trọng như tăng thêm giá trị khai thác du lịch cho địa phương và bảo tồn một phần kiến trúc lịch sử của bang Florida.

Tại mỗi vùng đất, Sika đưa ra những giải pháp bảo tồn di sản linh hoạt xoay chuyển để phù hợp với yếu tố thời tiết đặc trưng, yêu cầu sửa chữa tăng cường kết cấu cho các di tích mà không làm mất đi vẻ đẹp nguyên bản, yếu tố lịch sử và nét đẹp văn hóa của công trình. Cụ thể, với các di tích tại Huế, Sika tham gia cung cấp các hệ thống giải pháp cho việc tu sửa các di tích tại các khu vực của công trình như sửa chữa sàn mái hư hỏng, chống thấm lại các khu vực trong nhà và ngoài trời kháng tia UV, chống thấm lại ban công, sân thượng, sơn chống thấm tường ngoài, sửa chữa kết cấu và nứt bê tông… Những giải pháp này đã được ứng dụng thành công tại nhiều công trình nổi tiếng như Chùa Thiền Lâm, Huyền Không Sơn Thượng…và nhiều di tích lịch sử khác tại Huế.

Trong khuôn khổ sự kiện, chiều ngày 23/04 cũng diễn ra Hội thảo Di sản kiến trúc trong dòng chảy phát triển với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành.
Trong khuôn khổ sự kiện, chiều ngày 23/04 cũng diễn ra Hội thảo Di sản kiến trúc trong dòng chảy phát triển với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành.

Đặng Văn Hiệp (sinh viên Khoa Kiến trúc thuộc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) chia sẻ: “Là một thành phố với nhiều năm văn hiến và bề dày lịch sử, Huế sở hữu nhiều lăng tẩm, cung điện, đình, đền… nên Huế luôn nhận được nhiều sự yêu mến từ các du khách. Vì thế, từ khi còn nhỏ em đã mong muốn góp phần bảo tồn các di tích văn hóa – lịch sử tại đây để nâng cao niềm tự hào và đóng góp giá trị cho quê hương. Em cảm thấy sự kiện hôm nay rất hữu ích, nhất là phần trình bày của thương hiệu Sika giúp em có nhiều kiến thức hơn về bảo vệ di sản văn hoá quê hương”.

Đại diện Sika Việt Nam chia sẻ: “Sika rất tự hào khi mang những giải pháp “Bền vững chuyên biệt cho dự án địa phương” đến Festival Huế 2024. Không chỉ góp phần tôn tạo di sản, giải pháp còn ứng với một trong 4 trụ cột trong chiến lược 2028 của Sika là ‘Xây văn hóa – dựng con người’”.

Tố Uyên – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc



Nguồn

Next Post

Từ tháng 6/2024, những trường hợp sau sẽ bị thu hồi bằng lái xe, phạt tiền lên đến 100 triệu đồng, 5 năm sau mới được cấp lại bằng

Thu May 2 , 2024
Trường hợp 1: Có hành vi gian dối để được cấp bằng lái xe Đây là trường hợp đã được quy định tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT). Theo quy định tại điểm g, Khoản […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU