Một cổ phiếu ngân hàng lập đỉnh mới, được khối ngoại gom mạnh trong phiên 9/7

Cổ phiếu HDB của HDBank là mã tăng mạnh nhất nhóm ngân hàng, đóng cửa ở mức 25.250 đồng/cp (+3,48%), chính thức lập đỉnh mới. Thanh khoản HDB tăng khá mạnh với hơn 14 triệu đơn vị được khớp lệnh, giá trị 364 tỷ đồng, gấp 4 lần phiên hôm qua. Đáng chú ý, HDB được khối ngoại gom mạnh trong phiên hôm nay với khối lượng mua ròng hơn 22 triệu cp, giá trị hơn 600 tỷ đồng.

Cổ phiếu HDB tăng khá mạnh trong khoảng 2 tuần trở lại đây, từ ngày 25/6 đến nay, HDB đã tăng 13%. Sắp tới đây, ngày 15/7, HDBank sẽ chốt danh sách cổ đông để triển khai chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 30%, gồm 10% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu. Ngày tiền về tài khoản cổ đông dự kiến là 26/7.

Sau HDB, các mã ngân hàng tăng mạnh tiếp theo là MBB (+1,98%), VPB (+1,84%), BID (+1,06%), VCB (+1,03%). So với phiên giao dịch khá ảm đạm hôm qua (8/7), thanh khoản các cổ phiếu này trong phiên 9/7 đều tăng khá mạnh.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng đóng cửa trong sắc xanh như SHB (+0,85%), TPB (+0,85%), STB (+0,66%), CTG (+0,31%),…

Trong khi chiều ngược lại, có 4 cổ phiếu ngân hàng đóng cửa trong sắc đỏ là VBB (-2,78%), OCB (-1,02%), LPB (-0,93%), TCB (-0,43%). Cổ phiếu LPB quay đầu giảm sau chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp trước đó. Cổ phiếu này vừa lập đỉnh mới ngày hôm qua (8/7) ở giá 32.250 đồng/cp.

Thanh khoản khớp lệnh toàn ngành trong phiên đạt hơn 3.600 tỷ đồng. Trong đó, VPB có thanh khoản cao nhất đạt hơn 600 tỷ đồng, tiếp đến là HDB (364 tỷ), STB (333 tỷ), MBB (308 tỷ),…

Bên cạnh mua ròng HDB, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng VPB với giá trị 66 tỷ đồng, BID giá trị mua ròng 45 tỷ đồng. Trong khi ngược lại, khối ngoại bán ròng hơn 3,5 triệu cổ phiếu TCB, giá trị 83 tỷ đồng, hơn 2 triệu cổ phiếu STB giá trị 62 tỷ đồng.

Các ngân hàng chuẩn bị bước vào mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý III/2024, tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý II/2024 có cải thiện nhưng chưa thực sự rõ nét so với quý I/2024 và chưa đạt được như kỳ vọng của TCTD tại kỳ điều tra trước.

70-75,5% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý III/2024 và cả năm 2024. Trong năm 2024, 86,2% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023, bên cạnh đó, vẫn có 11% TCTD lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2024 (cao hơn tỷ lệ 10,1% TCTD kỳ vọng tại kỳ điều tra trước) và 2,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Các TCTD cho biết tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng tiếp tục có biểu hiện “tăng nhẹ” trong quý II/2024, chưa đạt được kỳ vọng “giảm nhẹ” như kết quả tại thời điểm quý I/2024. Tuy nhiên, các TCTD kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu có thể giảm trong quý III/2024.

Nguồn

Next Post

Công ty BĐS thuộc hệ sinh thái Trung Nam Group bị cưỡng chế gần 600 tỷ đồng tiền thuế, Chủ tịch bị tạm hoãn xuất cảnh

Tue Jul 9 , 2024
Ngày 1/7, Cục thuế thành phố Đà Nẵng công bố sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế tài khoản với CTCP Trung Nam (Trungnam Land). Số tiền bị cưỡng chế là gần 583 tỷ đồng, quyết định có hiệu lực từ ngày 24/7 đến ngày 23/7. Ngoài ra, Cục thuế […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU