Chỉ một vật liệu xây dựng không đạt chất lượng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ chất lượng của công trình y tế và với sức khỏe của mọi người.
Cơ sở y tế phải đảm bảo sạch sẽ và an toàn
Khác với công trình dân dụng vốn không có quy chuẩn cụ thể, các công trình y tế có nhiều quy định khắt khe nhằm đảm bảo môi trường an toàn cho mọi người từ bệnh nhân, bác sĩ, nhân viên cho tới người thăm bệnh. Thực tế, quy định về xây dựng cơ sở y tế của Nhà nước khá cụ thể về yêu cầu xây dựng đảm bảo kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu vệ sinh và an toàn để phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng. Theo TCVN 4470:2012 về thiết kế bệnh viện đa khoa, mục Quy định chung khi thiết kế bệnh viện đa khoa: Thiết kế, xây dựng Bệnh viện phải đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người sử dụng và cộng đồng.
Để làm rõ hơn, Chị Nguyễn Thúy Bình – Giám đốc thị trường Phủ sàn Sika Việt Nam với 06 năm công tác tại Sika, cho biết để đảm bảo công trình y tế được sạch sẽ và an toàn, cần chú ý tiêu chuẩn “3 không”:
- Không có mối nối, không có góc cạnh bởi mối nối, khe hở hay những góc cạnh ở các cột tường và phần tiếp giáp giữa tường với sàn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
- Không sử dụng sơn có mùi, sơn có hàm lượng VOC vượt ngưỡng cho phép để hạn chế tạo ra các hợp chất bay hơi gây ô nhiễm không khí trong phòng điều trị.
- Không phát sinh bụi trên bề mặt sàn giúp tạo nên không gian sạch sẽ, an toàn cho cả người bệnh và đội ngũ nhân viên đang làm việc bên trong không gian đó.
Cũng theo Chị Bình, chỉ cần một trong 3 yêu cầu trên không được đảm bảo, công trình y tế sẽ không đủ chất lượng để vận hành. Cụ thể, nếu áp dụng các phương pháp thi công bình thường vào công trình y tế, các mối nối, vết nứt dẫu nhỏ bé cũng có thể trở thành hốc tích tụ vi sinh vật và trở thành nguồn lây nhiễm tiềm ẩn. Hay việc sử dụng sàn xoa bột thông thường cũng khiến môi trường điều trị bị ô nhiễm do các phân tử bụi trên sàn sẽ liên tục bay vào không khí.
Vì thế, việc tìm kiếm một chuyên gia xây dựng có hiểu biết về ngành y tế, am tường về các sản phẩm chất lượng là điều quan trọng mà các nhà đầu tư cần lưu tâm.
Đảm bảo vệ sinh, vững chắc công trình
“Chủ đầu tư có thể cân nhắc việc tìm kiếm một chuyên gia xây dựng có hiểu biết về ngành y tế, am tường về các sản phẩm chất lượng để tối ưu thời gian thi công và chi phí, đồng thời đảm bảo chất lượng công trình phù hợp theo quy chuẩn mà Nhà nước đã ban hành”, Chị Bình gợi ý.
Sika đã đưa ra nhiều giải pháp cho các công trình ý tế như Sika Comfort Floor hạn chế tạo ra khe nứt đáp ứng yêu cầu sàn không mối nối và không mùi; giải pháp sàn Sika Ucrete cho nhà bếp, phòng ăn, nhà kho nhờ khả năng làm sạch, hạn chế nhiễm độc cho thực phẩm, chống chịu nhiệt, chống trơn trượt,…; giải pháp sàn Concria giúp gia cố bề mặt sàn, kháng mài mòn, giảm thiểu sự hình thành bụi.
Giải pháp sàn vệ sinh của Sika đã được áp dụng tại nhiều nơi như Công ty Cổ phần Dược Danapha ở Đà Nẵng, Elanco Việt Nam, cùng nhiều bệnh viện, cơ sở y tế và nhà máy dược khắp nơi trên toàn thế giới.
Việc lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các cơ sở y tế. Những lựa chọn đúng đắn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà còn trực tiếp tác động đến hiệu quả hoạt động và sự an toàn trong môi trường chăm sóc sức khỏe. Chọn sàn y tế phù hợp với các tiêu chuẩn sẽ nâng cao chất lượng tại bệnh viện, các cơ sở y tế và doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam.
Nghiên Dương – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc