Không chỉ tài khoản, các giao dịch cũng cần ‘chính chủ’

Không chỉ tài khoản, các giao dịch cũng cần “chính chủ”

Xác thực sinh trắc học được coi là bước đi kịp thời của Ngân hàng Nhà nước trước sự gia tăng của các tội phạm công nghệ. Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, từ ngày 01/07, một số giao dịch trực tuyến bắt buộc phải xác thực sinh trắc học để định danh chủ tài khoản, loại bỏ tài khoản giả mạo và hạn chế rủi ro từ kẻ trộm danh tính và các giao dịch trái phép.

Thực tế, các ngân hàng cũng đã chủ động tăng cường nhiều tính năng nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng khi giao dịch trên không gian số. Như ACB, ngân hàng cũng đã chủ động loại bỏ các tài khoản không chính chủ qua các phương thức định danh eKYC, Video Call Face Identity hay IDCheck đối chiếu với dữ liệu CCCD lưu tại Bộ Công an, ngăn chặn hiệu quả việc giả mạo giấy tờ tùy thân khi giao dịch với ngân hàng, đồng thời cập nhật tính năng tự động phát hiện và cảnh báo những ứng dụng khả nghi được cấp quyền trợ năng (Accessibility), có nguy cơ chiếm quyền kiểm soát điện thoại và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Về giải pháp bảo vệ tài khoản khách hàng trong thanh toán trực tuyến, Quyết định số 2345/QĐ-NHNN là rất quan trọng, kể cả khi bị đánh cắp các thông tin định danh, tội phạm khó có thể lấy được tiền của chủ tài khoản. Theo đó, tháng 7/2024, ACB đã triển khai combo xác thực khuôn mặt kết hợp ACB Safekey, hoàn thiện hệ thống xác thực đa tầng. Khách hàng ACB yên tâm không chỉ tài khoản mà các giao dịch cũng được đảm bảo “chính chủ”. Tính tới thời điểm hiện tại đã có gần 800.000 khách hàng của ACB cập nhật sinh trắc học thành công.

Gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học?

Giải thích việc không ít khách hàng phản ánh khó cập nhật dữ liệu sinh trắc học, đại diện nhiều ngân hàng cho hay các ngân hàng vẫn đang cố gắng hoàn thiện phần mềm cũng như có các phương án hỗ trợ các khách hàng không rành công nghệ. Khách hàng có thể tham khảo hướng dẫn từ ngân hàng để nắm rõ các bước thực hiện.

Tuy nhiên khách hàng cũng nên nắm rõ cách khắc phục một vài lỗi thường gặp khi cập nhật xác thực như:

1. Lỗi thiết bị không khả dụng

Nguyên nhân là do thiết bị của khách hàng không có chức năng đọc NFC. Khách hàng có thể đăng ký xác thực khuôn mặt trên một thiết bị khác có hỗ trợ đọc NFC.

2. Màn hình không hiển thị nút chụp ảnh

Điều kiện chụp ảnh không đạt yêu cầu có thể dẫn đến lỗi này. Khách hàng có thể điều chỉnh góc mặt, ánh sáng theo hướng dẫn trên màn hình, sau đó nhấn chụp.

3. Quét chip/ Đọc thẻ căn cước không thành công

Việc mất kết nối trong quá trình quét chip để đối sánh gương mặt là nguyên nhân chính cho lỗi này. Khách hàng nhấn đóng và bắt đầu lại. Lưu ý giữ kết nối ổn định khi xuất hiện thanh tiến trình đọc thẻ và không xê dịch CCCD và điện thoại trong quá trình quét.

4. Lỗi “định danh không thành công”

Nguyên nhân thông thường là thông tin định danh (khuôn mặt) không trùng khớp hoặc thông tin thẻ CCCD sai khác với thông tin định danh tại ngân hàng. Khách hàng nên liên hệ ngân hàng để có phương án hỗ trợ kịp thời.

5. Xác thực khuôn mặt và màn hình hiển thị thông báo “Có lỗi xảy ra. Vui lòng thử lại sau”

Trường hợp này thường xảy ra khi thiết bị bị lỗi kết nối. Khách hàng nên ngắt kết nối wifi, dùng 4G và đăng ký lại.

ACB: Không chỉ tài khoản, các giao dịch cũng cần 'chính chủ'- Ảnh 2.

Bên cạnh những biện pháp đã và đang được các cơ quan chức năng cùng ngân hàng triển khai, ACB cũng khuyến cáo khách hàng chủ động cảnh giác, bảo vệ an toàn thông tin của chính mình. Khách hàng chỉ cập nhật sinh trắc học qua ứng dụng ACB ONE hoặc tại quầy giao dịch, không thực hiện qua bất kỳ trang web hay ứng dụng nào khác. ACB khẳng định Ngân hàng số vẫn là kênh giao dịch ngân hàng an toàn, tiện lợi, miễn là nắm chắc các nguyên tắc giao dịch an toàn cơ bản để phòng tránh rủi ro.

Để được hỗ trợ về đăng ký xác thực khuôn mặt trên ACB ONE, Khách hàng vui lòng liên hệ Contact Center 24/7: 028 38 247 247 hoặc (028) 35 14 54 86 hoặc đến các Chi nhánh/ Phòng giao dịch ACB gần nhất.

Nguồn

Next Post

Sau cuộc khủng hoảng truyền thông lớn nhất lịch sử, DN bảo hiểm nhân thọ đã không còn “làm màu” như xưa

Wed Jul 10 , 2024
Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng kết 6 tháng đầu năm 2024, tổng tài sản toàn ngành bảo hiểm nhân thọ ước đạt 819.560 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số tiền đầu tư ước đạt 721.284 tỷ đồng, tăng […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU