Hội KTS Hà Nội tổ chức tọa đàm Tái thiết đô thị – Kinh nghiệm từ Seoul (Hàn Quốc)

Năm 2024, Giới KTS Hà Nội tiếp nhận kết quả thông qua Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội. Hội KTS Hà Nội cũng tham gia nhiều ý kiến đóng góp vào các văn bản này. Để có những đóng góp giá trị, Hội KTS Hà Nội đã tạo điều kiện cho các thành viên của Hội tới tham quan học hỏi nhiều thành phố quốc tế: từ châu u đến châu Á, Bắc Mỹ, từ các quốc gia phát triển Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) đến các quốc gia láng giềng ASEAN. Hội KTS Hà Nội nhiều năm qua đã tổ chức các hoạt động hợp tác với các KTS, Chuyên gia công nghệ số, chuyên gia đô thị đến từ Nhật Bản, Hồng Kong, Anh, Pháp, Canada… để chia sẻ những những bài học tốt trong phát triển kiến trúc, quy hoạch đô thị, chuyển đổi số trong kiến trúc và quản lý đô thị có thể áp dụng tại Hà Nội.

Trước thực trạng Hà Nội đang có nhiều khu vực đô thị đã hình thành lâu đời cần được chỉnh trang, tái thiết nhưng đang đối mặt với nhiều thách thức, Hội KTS Hà Nội đã coi đây là nội dung cần tìm hiểu từ các thành phố có bối cảnh tương tự. Nhân chuyến sang thăm và làm việc của chuyên gia Hàn Quốc tại Hà Nội, Hội KTS dự kiến tổ chức cuộc gặp và trao đổi chuyên gia với chủ đề “Một số kinh nghiệm trong công tác tái thiết đô thị Seoul – Hàn Quốc”.

Diễn giả là GS Choi Jong-Kwon – Tiến sĩ Luật Hành chính và Luật Quy hoạch và Phát triển Đô thị (Viện Nghiên cứu Luật Đại học Quốc gia Seoul – Hàn Quốc); Trung tâm Xây dựng và Phát triển Đô thị. GS Choi Jong-Kwon là Giám đốc điều hành công ty TNHH Han Viet Platform (Hàn Quốc), ông đã tới Việt Nam từ năm 2016, hợp tác với Bộ Xây Dựng và các địa phương để triển khai các dự án hỗ trợ “Chiến lược Nhà ở xã hội tại Việt Nam (2018-2021)”; “Dịch vụ điều tra pháp lý phát hiện dự án thí điểm Thành phố thông minh tại Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam (2020-2021)”.

Trong 2 năm 2022-2023, GS Choi Jong-Kwon đã chủ động chia sẻ với giới chuyên môn những tài liệu liên quan đến Quy hoạch phát triển toàn diện Seoul tới 2040, công bố 2023 và các chiến lược, Quy hoạch, kế hoạch thực hiện bảo vệ môi trường lưu vực sông Hàn từ năm 1980 đến 2023, Quy hoạch, Kế hoạch tái thiết Seoul. Qua đó nhận diện những thách thức của Hà Nội hiện tại, đặc biệt là các vấn đề an toàn cháy nổ, môi trường tại các khu đô thị phát triển ven đô, thông qua những thực tiễn mà thành phố Seoul đã trải qua 70 năm (1950-2020). Ngoài nội dung trình bày tại tọa đàm, GS Choi Jong-Kwon mong muốn thảo luận kế hoạch hợp tác của giới chuyên môn Hà Nội – Seoul những vấn đề liên quan tới tái thiết đô thị, bảo vệ môi trường và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa tại các khu phố lịch sử.

Trong quá trình chuẩn bị Tọa đàm, Hội KTS Hà Nội là một trong 9 Hội thành viên của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã xin ý kiến và được Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội ủng hộ và tạo điều kiện để Hội Kiến trúc sư tổ chức Tọa đàm thuận lợi, giao nhiệm vụ cho Hội KTS Hà Nội chủ trì cuộc tọa đàm.

Tọa đàm dự kiến tổ chức với thông tin:

  • Địa điểm dự kiến: Phòng họp tầng 2,trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm).
  • Thời gian: từ 14:30 đến 16h30 ngày 09/8/2024 (thứ Sáu).

Dự kiến sẽ có khoảng 30 người tham dự là các thành viên Hội KTS Hà Nội và đại biểu thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hà Nội.

Dự kiến chương trình:

  • 14:30 – 14:35: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
  • 14:35 – 14:40: Phát biểu khai mạc (Chủ tịch Hội KTS Hà Nội)
  • 14:40 – 15:00: Báo cáo sơ bộ kết quả hợp tác chuyên môn của các KTS Hà Nội với các chuyên gia quốc tế (Nhật Bản, Hồng Kông, Pháp, Hàn Quốc…) về các nghiên cứu đã triển khai tại quận Hoàn Kiếm Hà Nội. (KTS. Trần Huy Ánh – UV Ban Thường vụ Hội)
  • 15:00 – 15:45: Chia sẻ thông tin về dự án “Xây dựng lại hàn Quốc và cải tạo thành phố Seoul” (GS Choi Jong-Kwon)
  • 15:45 – 16:15: Thảo luận
  • 16:15 – 16:25: Phát biểu tổng kết các ý kiến tham luận (KTS. Trần Huy Ánh – UV Ban Thường vụ Hội)
  • 16:25 – 16:30: Phát biểu bế mạc (Chủ tịch Hội KTS Hà Nội)

© Tạp chí Kiến trúc



Nguồn

Next Post

1 lít xăng hưởng 300 đồng lợi nhuận định mức, đề xuất bỏ vì phản cảm

Sat Aug 3 , 2024
Tại Dự thảo lần 3 về Nghị định kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương tiếp tục giữ đề xuất Nhà nước công bố các yếu tố hình thành giá để doanh nghiệp tự quyết định giá, thực hiện kê khai giá và gửi văn bản thông báo về cơ […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU