Giải pháp bền vững phát triển Nhà ở xã hội xanh tại Việt Nam

Ngày 02/04/2025, Hội thảo khoa học “Mô hình Nhà ở xã hội xanh – Thách thức và Cơ hội” do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST)- Bộ Xây dựng tổ chức tại Hà Nội, đã diễn ra thành công, quy tụ các cơ quan quản lý nhà nước, giới học thuật, lãnh đạo ngành và các tổ chức quốc tế nhằm thảo luận về các thách thức cũng như giải pháp bền vững cho sự phát triển nhà ở xã hội xanh tại Việt Nam.

Hội thảo do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) tổ chức đã tạo cơ hội cho các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách thảo luận, thúc đẩy chuyển đổi mô hình nhà ở xã hội sang hướng bền vững hơn.

Trước áp lực tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và mục tiêu một triệu căn nhà ở Xã hội vào năm 2030 cùng cam kết Net Zero Carbon của Việt Nam, việc phát triển giải pháp nhà ở bền vững trở nên cấp bách.

Nhà ở xã hội xanh không chỉ là xu hướng mà còn mang lại cơ hội đầu tư lâu dài và lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đối mặt với thách thức trong việc cân bằng chi phí, lợi nhuận và tính bền vững, vì yếu tố xanh thường đi kèm với chi phí cao. Đây là vấn đề chính được thảo luận tại hội thảo “Mô hình Nhà ở xã hội xanh – Thách thức và Cơ hội”. Mở đầu tham luận kỹ thuật, đại diện IBST đã có bài trình bày tổng hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chính sách, định hướng cho nhà ở xã hội phát thải Các-bon thấp.

Các diễn giả trong hội thảo tập trung vào các giải pháp công nghệ xây dựng bền vững và đòn bẩy tài chính để tối ưu hóa chi phí và đẩy nhanh tiến độ xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chương trình có sự tham gia của đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhấn mạnh các quy định, tiêu chuẩn thiết kế nhà ở phát thải carbon thấp và hợp tác quốc tế, với sự chia sẻ từ Đại sứ quán Úc. Các chuyên gia từ Đại học Melbourne và Đại học Curtin trình bày về Mạng lưới Nghiên cứu Giảm Carbon và tiềm năng tín chỉ carbon, trong khi đại diện Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) giới thiệu các cơ chế tài chính hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận thị trường nhà ở xã hội xanh.

Hội thảo cũng giới thiệu các công nghệ vật liệu xây dựng tiên tiến, các mô hình đầu tư sáng tạo, cân bằng giữa tính kinh tế, bền vững và công năng trong phát triển nhà ở xã hội xanh. Mô hình là minh chứng cho sự khả thi của việc phát triển nhà ở xã hội bền vững tại Việt Nam.

Đại diện Xi măng Fico-YTL đã chia sẻ thực tiễn việc giảm dấu chân carbon thông qua sản phẩm xi măng phát thải carbon thấp khi có thể giảm từ 30% – 70% lượng CO₂ so với sản phẩm truyền thống mà không tăng giá bán. Đặc biệt, từ góc độ doanh nghiệp, đơn vị này cũng kiến nghị về việc sớm ban hành Tiêu chuẩn Công trình Xanh Quốc gia nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, các công nghệ nhà ở theo hướng mô đun hoá, thiết kế điển hình cũng được đề quan tâm, giới thiệu ví dụ như công nghệ nhà lắp ghép thép nhẹ PN hay công nghệ lắp ghép mô đun toàn khối được Viện Khoa học công nghệ xây dựng giới thiệu trong “Hướng dẫn thiết kế nhà lắp ghép mô đun toàn khối”.

Đây là bước tiến quan trọng giúp các dự án nhà ở xã hội xanh đạt mục tiêu Net Zero Carbon.

Hội thảo kết thúc với phiên thảo luận về cải cách chính sách, vai trò của khu vực tư nhân trong đổi mới bền vững, thách thức tài chính và cơ hội hợp tác giữa giới học thuật, doanh nghiệp và chính phủ. Sự kiện “Mô hình Nhà ở xã hội xanh – Thách thức và Cơ hội” đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược nhà ở bền vững tại Việt Nam, khi các bên liên quan cam kết triển khai công nghệ xây dựng giảm carbon, đổi mới chính sách và ưu đãi tài chính để đẩy nhanh chuyển đổi sang mô hình nhà ở xã hội bền vững.

Anh Thư – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc



Nguồn

Next Post

Lợi nhuận 2024 của chủ khu đô thị đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn đạt hơn 2.000 tỷ đồng

Thu Apr 3 , 2025
Trong báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng đã công bố thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm 2024. Theo đó, trong năm qua, Phú Mỹ Hưng ghi nhận lợi nhuận sau thuế […]

You May Like

Breaking News

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU