Giá tiêu tiếp tục biến động bất thường

Sản lượng hồ tiêu của Brazil năm 2024 có thể giảm 20 – 25% so với năm 2023. Trong khi đó, Brazil đang xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến hồ tiêu tiệt trùng và sẽ hoàn thành trong năm 2025, nâng tổng số nhà máy lên con số 5. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cung cầu thị trường và giá tiêu trong thời gian tới.

“Trong tương lai, hồ tiêu Brazil sẽ cạnh tranh tốt hơn với Việt Nam, do đó nguồn cung nhập khẩu sẽ ít hơn nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động nguồn nguyên liệu”, VPSA khuyến cáo.

Giá tiêu còn nhiều biến động

Brazil là nước sản xuất hồ tiêu lớn thứ 2 thế giới, năm 2023 đạt gần 81.000 tấn và là nguồn cung lớn nhất cho Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Brazil xuất khẩu 37.000 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch gần 142 triệu USD. Việt Nam là nhà nhập khẩu lớn nhất với 5.900 tấn chiếm gần 16%, tiếp theo là Ấn Độ với 3.900 tấn, chiếm 10,5% và Pakistan đạt 3.700 tấn chiếm 10%.

Bên cạnh đó, nguồn cung hạt tiêu quan trọng thứ 3 thế giới là Indonesia cũng bước vào vụ thu hoạch vào tháng 8 này và sản lượng không khả qua. Vụ thu hoạch hồ tiêu ở Indonesia thường diễn ra vào tháng 7 đã bị trì hoãn vì thời tiết bất thường. Indonesia cũng là nguồn cung hạt tiêu quan trọng cho Việt Nam với thị phần lên đến 17%, chỉ đứng sau Trung Quốc (20%).

Đối với Việt Nam, năm 2023, sản lượng xuất khẩu đến 264.000 tấn nhưng trong năm 2024 sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 170.000 tấn. Nếu cộng với tồn kho từ niên vụ trước chuyển sang từ 20.000 – 25.000 tấn thì tổng sản lượng chưa tới 195.000 tấn. Tính đến hết tháng 6, Việt Nam đã xuất khẩu trên 140.000 tấn hồ tiêu và phải chờ đến tháng 3.2025 mới vào vụ thu hoạch.

Trong tháng 7, giá tiêu nội địa của Việt Nam cũng ở mức cao kỷ lục 150.000 đồng/kg, cao gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu đen xuất khẩu khẩu trên 5.000 USD/tấn, tăng 37% và tiêu trắng gần 7.000 USD/tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước

Trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 18.000 tấn hồ tiêu các loại với tổng kim ngạch đạt gần 70 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 19%. Brazil là nước cung cấp nhiều nhất với trên 7.000 tấn, giảm 22%, Campuchia đạt 6.200 tấn, tăng 34,5% và Indonesia gần 3.000 tấn, tăng 67%.

Điểm đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn hạn chế mua tiêu từ Việt Nam và cũng chỉ mới nhập một lượng nhỏ gần 1.000 tấn từ Indonesia, trong khi xuất khẩu 2.266 tấn, tăng 111% so với cùng kỳ năm 2023. Chính vì vậy, thị trường Trung Quốc cũng là một ẩn số vì ngoài nhu cầu tiêu thụ nội địa cao, nước này cũng là nước có nguồn dự trữ khá tốt.


Nguồn

Next Post

Sẽ kéo giá nhà chung cư xuống?

Tue Aug 6 , 2024
Trong bản thảo vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đánh giá cần quy định thời hạn sử dụng, sở hữu nhà chung cư. Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đưa ra một […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU