Khu vực Bãi Giữa sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội được hình thành từ lâu đời, có vị trí nằm trên trục giao thông đường thủy, là cửa ngõ của đô thị cổ Thăng Long – Hà Nội hướng ra sông Hồng, dòng sông chính tạo dựng môi trường tự nhiên cho đồng bằng Bắc Bộ và khu vực ngoài đê, cái nôi hình thành nền “văn minh sông Hồng”, tạo dựng bản sắc cho nền văn hóa Việt Nam.
Trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/TTg ngày 26/07/2011 đã xác định sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô. Với đề án “Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng” của 4 quận: Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ, khu vực này sẽ trở thành khu vực sinh hoạt văn hóa đa năng của thủ đô Hà Nội và là điểm tham quan du lịch trên tuyến sông Hồng. Để có một định hướng phát triển cho khu vực, việc tổ chức không gian cảnh quan văn hóa cần phải gắn liền được với môi trường địa văn hóa của khu vực, mà cụ thể ở đây là khu vực ngoài đê sông Hồng, nơi vẫn còn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống.
Khái niệm về cảnh quan văn hóa
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Cảnh quan là toàn cảnh của một vùng, một khu vực trên bề mặt trái đất có những đặc điểm nhất định về thiên nhiên, phong cảnh, động vật, thực vật, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, môi trường…Theo tác động của con người (khai phá, sử dụng và xây dựng) cảnh quan có thể chia ra: Cảnh quan tự nhiên, cảnh quan công viên, cảnh quan kiến trúc, cảnh quan kinh tế, cảnh quan văn hóa”. Trong Công ước của Unesco/Icomos năm 1992- điều 1 coi cảnh quan văn hóa là đại diện cho “công trình kết hợp của thiên nhiên và con người”. Cảnh quan văn hoá phản ánh cách thức tương tác giữa cảnh quan tự nhiên và hệ thống văn hóa xã hội. Đó là mối quan hệ giữa con người và nơi chốn mang ý nghĩa về mặt tinh thần và vật chất, cảnh quan văn hóa phản ánh mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên qua hình thức, tính chất sử dụng và cách thức chúng được sử dụng.
Mối liên hệ giữa cảnh quan văn hóa và môi trường Địa văn hóa
Địa văn hóa (ĐVH) là một phương pháp nghiên cứu văn hóa theo hướng tiếp cận dưới góc độ không gian, bản chất của phương pháp là đặt văn hóa vào mối tương quan với các điều kiện địa lý, môi trường tự nhiên, môi trường sống và các đặc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội làm nổi bật lên cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên từ đó tìm ra các đặc trưng và đặc điểm của văn hóa. Hai yếu tố cơ bản được các nhà nghiên cứu xem xét trong phương pháp này là:
- Môi trường cảnh quan tự nhiên: Là tất cả các nét đặc trưng mà chúng ta nhìn thấy được của môi trường địa lý (địa hình, khí hậu, các tài nguyên);
- Môi trường cảnh quan nhân tạo: Là địa điểm hoặc yếu tố vật chất được tạo ra và duy trì bởi con người trong môi trường cảnh quan tự nhiên. Mức độ biểu hiện của nó tùy thuộc vào mức độ ứng xử và tác động của con người với môi trường tự nhiên.
Như vậy, cảnh quan văn hóa là một phần của môi trường Địa văn hóa, nó tồn tại trong mối quan hệ tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, cảnh quan văn hóa bao gồm các thắng cảnh tự nhiên (có tác động của con người ở nhiều mức độ khác nhau), các không gian kiến trúc, công trình xây dựng, là môi trường vật chất của văn hóa do con người tạo dựng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình. Cảnh quan văn hóa phản ánh trực tiếp đặc điểm của đời sống văn hóa của cư dân.
Môi trường ĐVH khu vực ngoài đê sông Hồng khu vực Hà Nội
Với vị trí nằm bên bờ sông Hồng, Thăng Long – Hà Nội trở thành nơi hội tụ tinh hoa của các tiểu vùng văn hóa lân cận và phát triển trở thành tinh hoa văn hóa đại diện cho dân tộc Việt Nam. Từ khi hình thành hệ thống đê, việc chế ngự nước lũ sông Hồng hàng năm được dễ dàng và hệ thống đê cũng phân chia đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ra làm hai khu vực là trong đê và ngoài đê với những đặc trưng về điều kiện tự nhiên và địa hình khác nhau. Để khai thác các bãi bồi màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm, cư dân đã hình thành các làng ngoài đê có sắc thái văn hóa riêng khác biệt với các làng trong đê, các đặc điểm đó được phản ánh trong yếu tố vật chất (tổ chức không gian kiến trúc) mà cư dân tạo dựng nên trên nền cảnh quan tự nhiên của khu vực.
Môi trường cảnh quan tự nhiên: Phần bãi ngoài đê sông Hồng là vùng “tiêu lũ” cho sông Hồng khi mùa nước lên độ rộng thay đổi do hệ thống đê chế ngự, do đặc điểm của địa hình và tác động của dòng chảy đã hình thành các bãi lở, bãi bồi 2 bên bờ sông và các bãi nổi giữa sông. Do là khu vực được quản lý với quy chế đặc thù nên khu vực này vẫn còn có một cảnh quan tự nhiên rất phong phú và đa dạng, các bãi bồi ven sông và giữa sông luôn thay đổi theo dòng chảy, theo mùa nước, các bãi cát trải dài, các bãi sông bao phủ một màu xanh của lau sậy và những cánh đồng canh tác của cư dân tạo nên một khung cảnh “nguyên sơ” của Hà Nội. Đó là một giá trị của sông Hồng mang lại cho Hà Nội và cần phải gìn giữ, bảo tồn và phát triển một cách có hiệu quả.
Môi trường cảnh quan văn hóa: Khu vực ngoài đê sông Hồng có những làng truyền thống có từ lâu đời được hình thành trước khi có đê (các làng ở ven sông), sau khi có đê được cư dân tạo dựng để khai thác bãi bồi ngoài đê hoặc do các tác động của điều kiện xã hội. Về cơ bản, các làng này có nhiều nét tương đồng với các làng trong đê về không gian kiến trúc nhưng trong quá trình phát triển đã có nhiều thay đổi để thích nghi với điều kiện ngoài đê bao gồm môi trường tự nhiên, tác động của dòng sông và cả cách thức phân biệt đối xử với cư dân của xã hội. Môi trường cảnh quan nhân tạo bao gồm:
Cảnh quan văn hóa các làng ngoài đê: Các làng ngoài đê được thành lập trên các bãi sông có vị trí khác nhau như ven đê (Cẩm Đình – Phúc Thọ, Bồng Lai – Đan Phượng, Ngọc Xuyên – Tây Hồ,Văn Quán – Mê Linh, Phúc Xá), Bãi Giữa (Thúy Lĩnh, Yên Mỹ, Vạn Phúc, Đông Cao- Mê Linh, Hải Bối, Thạch Câu, Hạ Trại, Đông Dư…) và ven sông (Lâm Du, Giang Cao, Bát Tràng, Kim Lan..) với ngành nghề chủ đạo là canh tác nông nghiệp và ngành nghề thủ công gốm sứ truyền thống. Đặc điểm văn hóa của cư dân ngoài đê:
Cảnh quan văn hóa từ công trình giao thông: Song song với các công trình kiến trúc của các làng ngoài đê, khu vực này còn có những cầu qua sông được xây dựng trong quá trình lịch sử như cầu Long Biên, Chương Dương, trong đó cầu Long Biên là một di sản kiến trúc văn hóa gắn liền với Hà Nội. Với lịch sử hơn 100 năm, cầu Long Biên là một chứng nhân cùng với Hà Nội trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hình ảnh của nó gắn liền với Hà Nội, là một giá trị tinh thần – vật chất trong mỗi trái tim con người Hà Nội.
Môi trường cảnh quan văn hóa các tiểu vùng văn hóa lân cận
Thăng Long – Hà Nội là trung tâm chính trị – văn hóa qua nhiều triều đại phong kiến, nằm bên bờ sông Hồng có tuyến giao thông đường thủy thuận lợi, tiếp thu những tinh hoa của các tiểu vùng văn hóa lân cận, biến đổi và phát triển nó thành tinh hoa của văn hóa kinh thành. Cảnh quan văn hóa đã được đi vào truyền thuyết và thơ ca dân gian với “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” thể hiện bản sắc đặc trưng của khu vực.
Tiểu vùng văn hóa Sơn Nam nằm ở giữa sông Hồng và sông Thái Bình, địa hình bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông ngòi nhỏ do vậy công trình cầu là đặc điểm nổi bật của khu vực với di tích cầu đá làng Nôm tồn tại 200 năm hay di tích cầu đá làng Phủ Ủng – Ân Thi.
Tiểu vùng văn hóa Kinh Bắc là cửa ngõ phía Bắc của kinh thành Thăng Long, là con đường du nhập văn hóa Trung Hoa xuống nước ta, từ xa xưa Kinh Bắc đã là trung tâm văn hóa Phật giáo (thành cổ Luy Lâu) với các công trình như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, Đại Bi, chùa Dạm phản ánh đặc điểm văn hóa của tiểu vùng.
Tiểu vùng văn hóa xứ Đoài là vùng đất cư trú của người Việt cổ từ lâu đời, nơi đánh dấu bước đầu của người Việt cổ tiến xuống khai thác vùng đồng bằng sông Hồng. Là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, đỉnh Ba Vì với huyền tích Thánh Tản Viên thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của cư dân Việt, là nơi phát tích của các triều đại phong kiến gắn liền với đấu tranh độc lập của dân tộc như Phùng Hưng, Ngô Quyền. Khu vực này có nhiều làng nghề thủ công mộc như Chàng Sơn, Hữu Bằng, Cổ Đô nên có những ngôi đình đẹp nhất vùng Bắc Bộ như đình Tây Đằng, đình So, đình Chu Quyến…
Trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ là tiểu vùng văn hóa Thăng Long- Hà Nội, cùng với Cổ Loa, Thăng Long có lịch sử phát triển hàng nghìn năm trước khi trở thành trung tâm chính trị, văn hóa của cả khu vực. Cảnh quan tự nhiên đa dạng với hệ thống mặt nước tự nhiên hồ Gươm, hồ Tây, sông Tô Lịch…, đồi gò nhân tạo (như gò Đống Đa, núi Nùng, núi Cung… ), các khu phố cổ, phố Pháp (với các công trình kiến trúc tiêu biểu Nhà hát lớn, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật…), khu Hoàng thành Thăng Long với các tầng hiện vật văn hóa kéo dài hơn 10 thế kỷ…
Không gian công viên cảnh quan văn hóa khu vực ngoài đê sông Hồng khu vực Hà Nội từ góc nhìn Địa văn hóa
Với vị trí nằm trên “dòng chảy văn hóa” sông Hồng, vị trí kết nối các tiểu vùng văn hóa và là “cửa ngõ” kết nối khu vực nội đô lịch sử với khu vực. Công viên văn hóa cảnh quan ở bãi giữa sông Hồng phải truyền tải được những đặc điểm cảnh quan văn hóa của các làng ngoài đê, truyền tải được các giá trị văn hóa của tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội và tiểu vùng văn hóa lân cận (xứ Đoài, Kinh Bắc, Sơn Nam). Đề xuất không gian bao gồm trục cảnh quan văn hóa (phần nhánh sông Hồng hiện có giữa bờ sông và bãi) và công viên văn hóa cảnh quan (khu vực bãi giữa sông Hồng), các định hướng đề xuất trong tổ chức không gian:
Sau gần 15 năm mở rộng Hà Nội, Đồ án Quy hoạch Phân khu sông Hồng là đồ án cuối cùng trong tổng thể 35 đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt. Nói như vậy để biết được những khó khăn vướng mắc của đồ án này. Tuy nhiên, Quy hoạch tổng thể chung Hà Nội lại đến thời hạn thực hiện tích hợp theo Luật Quy hoạch. Và sông Hồng lại bắt đầu quy trình “Yêu lại từ đầu”.
Đồ án Quy hoạch phân khu (QHPK) sông Hồng có 3 mục tiêu chính và cả 3 mục tiêu đó đều là những bài toán hóc búa, liên hệ chặt chẽ với nhau mà nếu không giải quyết được chuỗi mắt xích liên kết này không thể hiện thực hóa được mục tiêu quy hoạch.
Đó là: Chỉnh trị dòng sông; Xây dựng trục cảnh quan không gian cây xanh – mặt nước và Nâng cao chất lượng đời sống dân cư khu vực.
Bài viết với mong muốn đưa ra các khuyến nghị để các cấp thẩm quyền, đơn vị, cá nhân liên quan tham khảo, hướng tới những nghiên cứu tiếp theo về sông Hồng sẽ khả thi, tiếp cận thực tế và có cơ sở để trở thành hiện thực.
Chỉnh trị dòng sông – Yếu tố tiên quyết của Đồ án
Mặc dù sông Hồng được đưa vào tất cả các đồ án quy hoạch chung (QHC) trước đây của Hà Nội, nhưng để nghiên cứu bài bản, cụ thể thì thực sự chỉ có thể tính từ Dự án “Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội” hợp tác giữa hai thành phố: Hà Nội và Seoul vào tháng 9/2006, cách đây 17 năm (trước khi Hà Nội mở rộng ranh giới hành chính, sáp nhập tỉnh Hà Tây và một phần của tỉnh Hòa Bình vào tháng 8/2008).
Khác với nhiều dòng sông khác trên thế giới, tuy vị trí nằm giữa lòng đô thị, nhưng sông Hồng không phải lúc nào cũng hiền hòa và dễ chế ngự. Khu vực hai bên sông Hồng đoạn qua Hà Nội luôn bị hư hại, yếu ớt khi có lũ. Người dân cư trú trong khu vực sông và lòng sông biến đổi mạnh. Vì vậy, trong nghiên cứu ý tưởng về quy hoạch cơ bản sông Hồng thì tiêu chí Chỉnh trị sông Hồng được đưa lên hàng đầu, mang tính quyết định trước 3 tiêu chí khác là: Phát huy lợi thế cảnh quan; sắp xếp ổn định dân cư khu vực; khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên sông Hồng hướng tới xây dựng và phát triển đô thị bền vững.
Từ khi sông Hồng hình thành đến nay vẫn còn những dấu tích sự biến thiên dòng chảy trên địa bàn Hà Nội như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, các bãi bồi, bãi giữa… Liên quan đến sự thay đổi mực nước, dòng chảy và hành lang thoát lũ là hệ thống đê, đặc biệt là thủy điện đầu nguồn: Trước khi chảy vào Việt Nam cũng như các thủy điện, hồ đập chứa nước phía thượng lưu sông Hồng trước khi chảy vào Hà Nội. Khi lập Dự án tiền khả thi, dự án khả thi cho việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện này đều có các kịch bản ngập lụt cho các vùng ảnh hưởng, trong đó có Hà Nội.
Liên quan đến sông Hồng, phải sau nửa thế kỷ chúng ta mới hoàn thành việc xây dựng các công trình thủy điện quy mô lớn: Thác Bà (1964-1971), sông Đà (1979-1994), Sơn La (2005-2012)… Nhưng từ khi có chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ thì chỉ trong vòng chưa đầy chục năm trở lại đây, với trên 115 thủy điện lớn nhỏ (sông Đà 47, sông Lô 17, sông Gâm 16, sông Chảy 14, các ngòi Phát, Bo, Nhù 17 và các phụ lưu khác 8) đã ngăn sông Hồng thành các khúc và lưu vực, phá hỏng giao thông thủy trên sông Hồng. Vì vậy, nghiên cứu về QHPK là cơ hội làm rõ kịch bản tổng thể ngập lụt của hệ thống thủy điện sông Hồng và các lưu vực để xác định hành lang thoát lũ, trong đó có đoạn qua Hà Nội (13 quận huyện, 11 ngàn ha và trên 40km chiều dài hai bên sông).
Kinh nghiệm chỉnh trị dòng sông, tăng cường lưu thoát nhanh, giảm thiểu tác động của dòng chảy, hạn chế việc xói lở như sông Đanuyp chảy qua 05 nước Đông Âu có những đoạn đã được uốn thẳng… cũng nên được tham khảo để có cơ sở khoa học quy hoạch thủy lợi, đê điều, đồng thời dành được khoảng không gian giữa lòng sông thẳng và các khúc uốn lượn như hiện nay của sông Hồng trở thành các không gian chức năng mới phục vụ cộng đồng, nâng cao chất lượng sống dân cư, nhất là khu vực trong đê thuộc đô thị lịch sử hiện hữu (các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng) bờ Nam sông Hồng cũng như khu sạt lở bên quận Long Biên, các huyện Đông Anh, Gia Lâm… bên bờ Bắc đối diện.
Cốt cao độ hai bên sông phần trong đê thuộc hành lang thoát lũ (từ cốt mặt đê +11.000 m dốc thấp dần xuống phía bờ sông 4-5m) là những dữ liệu cho việc nghiên cứu sâu hơn các tuyến đường ngang xương cá, vuông góc với sông Hồng thấp hơn các đường dọc theo đê để vừa làm chức năng giao thông vừa là hệ thống thoát nước khi có mưa, lũ. Giải pháp này khả thi hơn so với quy định: Cột trống tầng 1 để thoát nước. Thực tế là không công trình nào trong khu vực này thực hiện được, kể cả các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách.
Khi xác định được kịch bản ngập lụt, hành lang thoát lũ tối đa, nắn dòng chảy sông, giảm thiểu tác động bờ lở, thoát lũ nhanh… thì đồ án quy hoạch tổng thể mới có thể hoạch định được tuyến đê mới, vật liệu bê tông an toàn, thay thế đê bằng đất đắp cũ, mở ra không gian khoảng đất mới cho các chức năng giao thông liên kết dọc đê, quy hoạch khu đất mới thành công viên hoặc đơn vị ở tạm cư – tái định cư tại chỗ cho cư dân hiện hữu theo hướng hiện đại, đồng bộ chức năng, nâng cao chất lượng như mục tiêu của đồ án quy hoạch.
Thực tế, trên đường Âu Cơ (đoạn Yên Phụ – Lạc Long Quân), đê đã được thay thế từ đất đắp sang vách bê tông, hạ cốt mặt đê cũ để cải tạo thành tuyến giao thông dọc ven đê. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp đáp ứng nhu cầu về giao thông.
Sự liên kết đồng bộ, khớp nối với các tỉnh thành trong Vùng Thủ đô không chỉ nhằm phối hợp chỉnh trị sông Hồng mà còn tạo dựng cảnh quan lớn, như: Về phía Tây Bắc, Khu Ba Vì đối diện sông Đà, từ ngã ba sông cầu Trung Hà đến cầu Văn Lang đối diện với Lâm Thao, Việt Trì của tỉnh Phú Thọ; từ cầu Văn Lang (Ba Vì qua thị trấn Sơn Tây, Vân Hà – Phúc Thọ, đối diện Vĩnh Tường, Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc về phía Bắc (có cầu Vĩnh Thịnh nối sang)….
Về phía Đông Nam: Từ phía Nam các huyện: Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên (Hà Nội), đối diện các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Động (Hưng Yên) hiện chưa có cầu nào mà phía Bắc có cầu Thanh Trì, phía Nam gần nhất có cầu Yên Lệnh (trong quy hoạch có 3 cầu nối sang Hưng Yên từ các tuyến Vành đai số 3,5, số 4 và số 5). Trong đó, Phú Xuyên là đô thị vệ tinh với chức năng: Đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa. Do đó, phải kiểm soát các chức năng để có thể hỗ trợ, tương thích, tránh cạnh tranh không lành mạnh, giảm thiểu đầu tư chung sản phẩm, ngành nghề, công nghiệp cũng như đối tượng, loại hình dự án, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đai.
Liên kết các tỉnh trong du lịch toàn tuyến, đồng thời kiểm soát phát triển các chức năng nhà ở, cảnh quan, quy chế quản lý khai thác và đặc biệt là du lịch, làm phong phú thêm di sản văn hóa Vùng Thủ đô
Tạo dựng trục cảnh quan không gian cây xanh – mặt nước – Yếu tố quan trọng, đặc trưng
Nguyên tắc QHPK sông Hồng là phải phù hợp QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội. Đồ án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 xác định: “Khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của Thủ đô. Khai thác, kế thừa Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội, tiếp tục nghiên cứu phát triển đồng bộ hai bên đoạn tuyến chảy qua Thành phố, ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan văn hóa – đô thị Hồ Tây – Cổ Loa. Trên dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên không xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan kết nối Hồ Tây – Cổ Loa”.
Phần thuyết minh trên thể hiện rất rõ cảnh quan nghiên cứu theo cả phương diện Dọc hai bên sông và Liên kết ngang sông Hồng với đô thị hiện hữu của Hà Nội.
Về cụ thể, cảnh quan bao gồm 02 yếu tố tạo thành:
- Cảnh quan tự nhiên: Mặt nước, dòng chảy của sông, cốt cao độ, tầm nhìn từ các phía từ sông và đến sông…;
- Cảnh quan nhân tạo: Công trình kiến trúc, công trình giao thông: Cầu, đường, đê, cây xanh….
Hướng nào cho liên kết giữa sông Hồng và đô thị Hà Nội theo cả chiều dọc và chiều ngang – Các định hướng: Đô thị ven sông, Đô thị bên sông, Đô thị quay mặt hay ngoảnh mặt với sông? – Tất cả cần được làm rõ trên cơ sở dữ liệu hiện có và tính khả thi trong tương lai.
Cảnh quan tự nhiên: Sông Hồng là một phần không thể thiếu trong các yếu tố hình thành và phát triển Thăng Long – Hà Nội.
Theo các tài liệu lịch sử: Về địa lý và long mạch, thế đất “Long chầu hổ phục” tại vùng đất Thăng Long – Hà Nội được tạo nên bởi hai mạch núi chính xuất phát từ đỉnh núi Ba Vì (phía Tây) và đỉnh núi Tam Đảo (phía Đông) cùng với dòng sông Hồng chảy dọc theo trục Tây Bắc – Đông Nam, song song với mạch Tam Đảo, tạo nên hình thế như một con rồng hùng vĩ, thả mình xuôi xuống phía đồng bằng châu thổ sông Hồng. Theo đó, khu vực bờ Nam (bên bồi) của ngã ba sông Hồng – sông Đuống nằm trong dải đất Phú Thượng – Nhật Tân quanh Hồ Tây chính là “Đầu Rồng”, nơi sinh khí ngưng tụ và có các yếu tố cát tường được xem là đẹp nhất Hà Nội về phương diện phong thủy.
Về tên gọi: “Hà Nội” được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) của tỉnh Hà Nội được “bao quanh bởi các con sông”: Sông Nhị (sông Hồng) phía Đông Bắc và sông Thanh Quyết (sông Đáy) phía Tây Nam. Với quan niệm: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” thì việc buôn bán theo đường thủy tại khu vực ven sông Hồng (khi chưa xây dựng đê ngăn), sông Tô Lịch thuận tiện và phát triển mạnh. Các làng xóm, di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng dọc hai bên sông cũng đã chứng minh sự phát triển của các điểm dân cư hai bên sông Hồng.
Tuy nhiên, từ khi có đê đến nay thì về cốt hiện trạng khu vực trong đê (gồm lòng sông, hành lang thoát lũ và đê) và khu ngoài đê (khu đô thị lịch sử của Hà Nội) dễ dàng nhận thấy là khu vực sát bờ sông thấp (đáy sông cốt +5,500m) cao dần lên phía đê (cốt +12.000) rồi lại xuống thấp ra khu dân cư đô thị lịch sử của Hà Nội nằm ngoài đê, chênh nhau đến tối thiểu 4-5m và khoảng cách rộng cả hàng trăm mét. Mặt cắt sông Hồng là điều khác biệt so với bất kể dòng sông nào trên thế giới khi độ chênh lệch lớn từ đáy sông đến chiều cao mặt đê rồi khi vào khu dân cư nội đô lại xuống thấp, thậm chí nhiều khu vực như Hoàng Mai, Thanh Trì, cốt đất tự nhiên chỉ +2,000 đến + 3,000m, còn thấp hơn cả đáy sông Hồng.
Việc xây dựng quá nhiều thủy điện như đã nêu tại phần 1 với thiết kế đập thủy điện không có cửa xả đáy, không chỉ làm mất đi lượng phù sa cung cấp cho các cánh đồng lúa hai bên sông khu vực đồng bằng sông Hồng, mà còn làm thấp dần đáy sông và mất đi yếu tố chính của cảnh quan – Đó là lượng nước mặt, ảnh hưởng cả tưới tiêu cũng như giao thông thủy.
Việc nghiên cứu tổng thể chỉnh trị sông (dòng chảy, phạm vi hành lang thoát lũ, phần giưã đê mới – đê cũ) như phần 1 đã nêu cũng sẽ mở ra hướng tạo ra các không gian hoán đổi, điều tiết hoặc bổ sung khoảng trống giữa dòng sông nắn thẳng và khu dân cư hiện nay tạo ra các công viên hai bên sông, vừa xây dựng hình ảnh cảnh quan cây xanh mới thu hút khách du lịch, vừa nâng cao chất lượng môi trường sống dân cư khu vực. Những hình ảnh này rõ nét và dễ nhìn hơn viễn cảnh về trục Không gian cảnh quan văn hóa – đô thị Hồ Tây – Cổ Loa mà kể cả đi trên cầu hay máy bay cũng không thể bao quát hay hình dung được như cách miêu tả trên bản vẽ tỷ lệ 1/5000 hiện nay của các nhà hoạch định, quy hoạch.
Việc đắp đất tôn cao cốt hai bên sông, tạo thành triền dốc tự nhiên, góp phần tăng diện tích thấm thủy là tốt nhưng cũng cần nghiên cứu chủng loại cây trồng phù hợp cảnh quan, điều kiện khi ngập nước; hình thức triền dốc tự nhiên không khô cứng, phù hợp với chức năng chủ yếu của khu vực.
Cảnh quan nhân tạo: Về phía bờ Nam sông Hồng: Thực tế khi quan sát thành phố từ sông Hồng thì các khu vực dân cư trong đê của các quận đô thị lịch sử có mật độ xây dựng cao, đa phần tự phát, lộn xộn mất mỹ quan, kể cả các khu tập thể của các đơn vị Nhà nước, khu phân lô phục vụ giải phóng mặt bằng (Đầm Trấu – Hai Bà Trưng).
Như vậy, nếu đề xuất xây dựng công trình theo hướng quay mặt ra sông ở ngay trên các tuyến phố dọc phía ngoài đê: Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Yên Phụ, Âu Cơ… thì tầm nhìn khi giao thông thủy trên sông Hồng cũng chỉ nhìn thấy các công trình có quy mô khoảng từ 9 tầng trở lên (công trình cao tầng). Điều này không phù hợp với quy định tại Quy chế quản lý khu phố cổ Hà Nội – quận Hoàn Kiếm liền kề (lớp ngoài 3 tầng 12m, lớp trong 4 tầng 16m). Nếu tiếp tục xây dựng các công trình cao tầng trên các tuyến phố này ở các quận còn lại: Tây Hồ, Ba Đình, Hai Bà Trưng (đều nằm trong đô thị lịch sử) lại chất tải thêm hạ tầng kỹ thuật (giao thông) vốn đã yếu và thiếu hoặc hạ tầng xã hội (nếu chức năng nhà ở) đi ngược việc “Hạn chế phát triển nhà cao tầng và kiểm soát sự gia tăng dân số cơ học, giảm từ 1,2 triệu người xuống khoảng 0,8 triệu người” được xác định trong đồ án QHC Hà Nội đã phê duyệt năm 2011.
Như vậy để thấy nếu xây dựng thành phố lấy sông Hồng là chủ thể, thành phố quay mặt vào sông như thuở khai sinh thì để quan sát được hình bóng đô thị khi di chuyển trên sông thì quy mô và chức năng công trình phải được kiểm soát chặt chẽ để không chất tải lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vốn đã bị quá tải trong khu nội đô lịch sử. Nhưng cũng không có nghĩa là không được xây dựng công trình cao tầng, mà cần xác định được ở vị trí nào làm điểm nhấn, xây dựng thành biểu tượng, nơi nào thành tổ hợp, các yếu tố tạo nên nhịp điệu trong hình ảnh đô thị trong sự liên kết chung với đô thị Hà Nội…
Về bờ Bắc sông Hồng: Sự liên kết sông Hồng với không gian Hà Nội tương lai khu Phương Trạch là chưa rõ nét trong liên kết chung toàn đô thị. Tại khu đất phát triển liền kề cầu Nhật Tân (Tàm Xá, Vĩnh Ngọc) tổ chức không gian cần lưu ý hướng tới các dự án lớn cao tầng phía Bắc sông Hồng, có thể tham khảo thêm ý tưởng năm 1998 trong việc khai thác yếu tố Nước khi ngăn đập tại bãi Tàm Xá thành hồ chứa, tạo mặt nước soi bóng quanh năm, kể cả khi sông Hồng cạn nước.
Việc tổ chức không gian các công trình tại Yên Phụ – Nhật Tân (bờ Nam) cũng như Tàm Xá (bờ Bắc) nếu tập trung vào phát triển công trình cao tầng không đạt được mục tiêu tạo thành trục “ảo” kết nối không gian “xuyên tâm” từ đường Láng – Hòa Lạc qua hồ Tây đến Đông Hội, Xuân Canh sang Cổ Loa. Đây là một trục không gian quan trọng, có thể nhận biết khi có điểm nhìn từ các công trình cao tầng dọc sông hay quan sát từ trên máy bay.
Hai bên sông đã có những khu vực di tích văn hóa, lịch sử… nhưng cũng cần nghiên cứu tại các khu vực bãi nổi, bãi bồi, bãi giữa, đặc biệt là tại mũi Bắc Cầu – nơi phân luồng sông Hồng và sông Đuống để bổ sung các hình ảnh, biểu tượng thể hiện hào khí Thăng Long, sông Hồng như cách làm của các nước, ví dụ tượng thần Tự do tại sông Sein (Paris).
Cảnh quan nhân tạo còn là hình ảnh của những cây cầu qua sông, cầu đi bộ… Kiến trúc nào cho cầu để vừa đáp ứng như cầu về giao thông vừa tạo hình ảnh kiến trúc của Thủ đô theo định hướng “Hiện đại và Đậm đà bản sắc dân tộc” – Chắc chắn phải là các công trình tiêu biểu cấp độ Thủ đô, đánh dấu thời đại xây dựng, chứ không thể là nhại cổ, nhang nhác bắt chước hoặc hình ảnh cây cầu chỉ là hình thức, không gia vào kết cấu cầu thì lãng phí về kinh tế…
Về giao thông: Việc tăng cường năng lực giao thông (mặt cắt lớn) dọc sông là cần thiết trong kết nối, nhưng cũng cần lưu ý, cân nhắc giữa các yếu tố: Môi trường, độ ồn, bụi, cảnh quan… Nhìn chung, tổ chức giao thông trong nghiên cứu này mới chỉ khai thác chủ yếu hai tuyến giao thông “xương sống” dọc sông, còn lại các đầu mối của các tuyến giao thông “xương cá” từ sông Hồng đấu nối các tuyến giao thông khu vực kế cận lại chưa được tính toán kỹ.
Kinh nghiệm Hàn Quốc trong đồ án cải tạo phục hưng sông Hàn đến nay cũng đang phải khắc phục hạn chế của các quy hoạch trước, như: Việc tổ chức giao thông cơ giới sát bờ sông làm cản trở sự tiếp xúc tự nhiên giữa con người và cảnh quan, dòng sông; các dãy nhà cao tầng với mặt nhà dài bám chạy dọc mặt sông ngăn cản tầm nhìn và án ngữ cảnh quan sông; triền đê không được chia thành nhiều cốt và được tổ chức cây xanh cảnh quan tự nhiên…
Nâng cao chất lượng đời sống dân cư khu vực – Yếu tố nhân văn, ưu việt của chế độ
Bài toán cần lời giải đáp là chỉ rõ mỗi khu vực dân cư trong đê hiện có (đặc biệt là trong đô thị lịch sử) sẽ được giải quyết thế nào, có xây dựng mới để tái định cư hay vẫn giữ nguyên giao thông, công trình hiện có? Có bổ sung vành đai xanh phía ngoài, các công trình công cộng, dịch vụ tiện ích hỗ trợ khu ngoài đê (như quy chế quản lý khu phố Cổ đã nêu) hay không? Nếu di dời, tái định cư thì tại chỗ hay chuyển đến khu vực nào? Kế hoạch thực hiện lộ trình đó ra sao? Nguồn vốn thực hiện?. Hay lại tiếp tục ưu ái những chủ đầu tư tìm đất tăng quỹ bất động sản cho họ nhưng lại chất tải lên khu dân cư hiện hữu?
Hà Nội là đô thị đặc biệt, nhưng cũng thật “đặc biệt” khi sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính và hơn chục năm phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô mà lại không có bản tổng thể Kế hoạch phát triển đô thị. Do vậy nên sự phát triển đô thị không kiểm soát, không đồng bộ giữa giao thông và chức năng… dẫn đến tình trạng lộn xộn như hiện nay, làm cho đô thị nén càng bị chất tải, các nhà đầu tư chỉ tập trung khai thác lợi thế các khu đất trong đô thị lịch sử, gần trung tâm để có được lợi nhuận riêng. Nguồn lực đầu tư dồn vào trung tâm nội đô cũng làm cho toàn bộ các khu đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái đã không thể được thực hiện theo quy hoạch.
Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định QHPK khi nghiên cứu tổng thể (hoặc một phần ven sông, hay Bãi Giữa của sông Hồng) cần có những định hướng, kế hoạch cụ thể để các cấp chính quyền địa bàn quản lý việc đầu tư xây dựng ngay từ bây giờ, đồng thời trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, tài chính, kêu gọi đầu tư thực hiện thành công các dự án đúng mục tiêu quy hoạch xác định.
Nếu quy hoạch chỉ tập trung khai thác các quỹ đất hiện có 2 bên sông Hồng thành các dự án, đơn vị ở mới (kể cả quy định mật độ xây dựng thấp) mà không có quy hoạch chỉnh trị (phần 1) và quan tâm đến yếu tố cảnh quan chủ đạo (phần 2) thì ý đồ xây dựng trục cảnh quan cải tạo môi trường – Dải lụa XANH trên thực tế sẽ chỉ là mảnh vải vá hợp thức, ghép các dự án đã có, kể cả xây dựng sai phép của mọi nhà đầu tư và người dân.
Việc khai thác các quỹ đất hai bên sông này (nếu có) cũng cần tính toán để đảm bảo sự kết nối ăn nhập với không gian hình thái tổng thể đô thị Hà Nội cũng như các khu vực phố phường, làng xóm liền kề. Mỗi khu đất cũng nên xem xét phân bổ các chức năng trọng yếu, quyết định theo tinh thần phục vụ cộng đồng, chức năng công cộng là chủ yếu, tạo cực hút phát triển đô thị. Có thể lợi nhuận của các nhà đầu tư sẽ giảm hoặc không có, nhưng để bù lại, Thành phố có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư “dũng cảm” đầu tư vào các khu chức năng này bằng cơ chế khuyến khích hoặc đựơc ưu tiên khi đầu tư dự án tại các khu vực khác ngoài sông Hồng.
Việc căn cứ các dữ liệu hành lang thoát lũ, tính toán kịch bản lũ lụt, như phần 1 và phần 2 đã nêu, để định hình tuyến đê mới sẽ tạo ra quỹ đất lớn giữa hai khu vực đê cũ – mới làm nguồn lực cho việc cải tạo, tái định cư khu dân cư trong đê cũng như bổ sung công viên cảnh quan hai bên sông, công trình dịch vụ hỗ trợ khu dân cư ngoài đê (phố cổ, phố cũ).
Khó khăn của dự án là sự quyết tâm của mọi cấp chính quyền Quận Huyện, Thành phố và thời gian phê duyệt. Quốc hội, Thủ tướng sẽ phải có ý kiến chấp thuận về hành lang thoát lũ, việc điều chỉnh tuyến đê mới. Rồi các vấn đề lớn khác như việc giải quyết số lượng lớn dân cư, vốn đầu tư xây dựng tuyến đê mới, công viên cây xanh phục vụ cộng đồng dân cư đều cần được làm rõ và có phương án cụ thể, khả thi. Những đề xuất như: Tập trung giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ chế kêu gọi và đầu tư xây dựng; lập một đơn vị đầu mối, đa quốc gia để tiến hành đầu tư xây dựng… càng rõ và kỹ bao nhiêu ở đồ án QHPK thì Quy hoạch chi tiết, Dự án triển khai sau này mới không thể đi chệch hướng và kiểm soát phát triển mới đúng kế hoạch hoạch định.
Với mục đích xây dựng một hình ảnh đô thị Thủ đô Hà Nội, tạo ra trục không gian chính của thành phố an toàn với lũ, đem lại sức sống mới với hướng phát triển thành phố quay mặt ra sông Hồng và xây dựng Thành phố tương lai đại diện vị thế của Thủ đô, có sức cạnh tranh quốc tế; biến sông Hồng thành không gian nghỉ ngơi của người dân thành phố, thuận tiện cho mọi người dân Thủ đô tiếp cận với tự nhiên…; mặc dù QHPK sông Hồng chỉ là định hướng cho các quy hoạch chi tiết và các dự án cụ thể triển khai sau này – Nhưng nếu định hướng không rõ hoặc mới chỉ dừng ở các con chữ dạng khẩu hiệu thì tính khả thi sẽ không có cơ hội chạm đến với cuộc sống thật của cư dân cũng như sự phát triển bền vững của đô thị Hà Nội với trọng trách là Thủ đô của đất nước Việt Nam.
Thực sự đây là một đề tài có độ phức tạp cao, đa mục tiêu, liên quan đến các Bộ, Ngành Trung ương và Hà Nội: Về thoát lũ, an toàn đê điều, an ninh quốc phòng, dân cư, du lịch, môi trường và phát triển đô thị. Khó chứ không phải là không thể và hy vọng tầm nhìn hôm nay về cảnh quan sông Hồng ngày mai xứng với năm 2050 mà Quy hoạch chung Hà Nội hướng tới. Tất cả các bài toán khó nếu được tập trung với tinh thần “Hà Nội cùng cả nước, cả nước vì Hà Nội” sẽ tháo gỡ, giải quyết được mọi nút thắt, hướng tới Đô thị thông minh, phát triển bền vững.
Trục cảnh quan văn hóa: Kết nối khu vực công viên cảnh quan văn hóa ở Bãi Giữa với khu nội đô, có chức năng du lịch dịch vụ, giao lưu văn hóa, không gian sáng tạo nghệ thuật và đường dạo, cảnh quan.
Khôi phục và cải tạo nhánh sông Hồng để làm trục trung tâm, ở phía 2 đầu có giải pháp thủy lợi để chủ động điều tiết mực nước cho nhánh sông này. Mở các trục giao thông chính kết nối từ đê ra sông theo cấu trúc giao thông của các làng truyền thống, hình thành các bến sông phục vụ du lịch trên dòng chính của sông Hồng. Phục dựng nguyên trạng cầu Long Biên để kết nối từ khu nội đô sang dự án công viên văn hóa sáng tạo (dự kiến trên nền Nhà máy Xe lửa Gia Lâm). Phía bên bờ sông cần cải tạo không gian kiến trúc 2 bên các trục giao thông chính được mở để tạo khoảng đệm giữa khu dân cư hiện có tạo thành không gian chuyển tiếp từ công viên cảnh quan văn hóa vào khu vực nội đô. Trồng cây xanh lớn ở các bến sông, điểm kết nối giao thông với đê, cải tạo các đặc trưng cảnh quan tự nhiên hiện có của bờ sông và bãi (bãi cát, bãi lau sậy…), kết hợp đường dạo trên trục cảnh quan văn hóa. Các công trình kiến trúc ở khu vực này kế thừa được các đặc điểm của các tiểu vùng văn hóa lân cận như cầu qua mặt nước, các công trình công cộng, tâm linh.
Công viên cảnh quan văn hóa: Có chức năng cảnh quan xanh, phát triển các mô hình chức năng vui chơi, sinh hoạt cộng đồng, hoạt động thể thao theo chuyên đề, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp kết hợp du lịch.
Các chức năng công cộng bám vào các trục giao thông chính nối đê với bến sông để nâng cao được khả năng sử dụng, kết nối bến sông với trục cảnh quan văn hóa. Các chức năng nông nghiệp sạch, nông nghiệp kết hợp du lịch có lưu trú hoặc không lưu trú (home farm) ở các không gian còn lại. Các công trình phục vụ cần khai thác tối đa các đặc điểm kiến trúc của các làng truyền thống khu vực ngoài đê.
Kết luận
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, khu vực ngoài đê sông Hồng nói chung và của Hà Nội nói riêng có môi trường cảnh quan văn hóa đặc thù, điều đó được phản ánh qua không gian kiến trúc của các làng ngoài đê, các cảnh quan do con người tạo dựng trong quá trình phát triển và ứng phó với điều kiện tự nhiên của khu vực. Cách tiếp cận từ Địa văn hóa giúp cho chúng ta nhận biết được các giá trị đó để có những định hướng khi tạo dựng không gian cảnh quan văn hóa. Giúp cho truyền tải được những giá trị truyền thống, kết nối được với các tiểu vùng văn hóa lân cận để tạo dựng được bản sắc riêng và hướng tới tạo dựng môi trường văn hóa bền vững với điều kiện tự nhiên khu vực.
Ths.Kts Lê Hồng Mạnh
Khoa Kiến trúc – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tài liệu tham khảo:
1. Huỳnh Công Bá, Đặc trưng và sắc thái văn hóa vùng- tiểu vùng ở Việt Nam, Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2019, trang 253 – 285;
2. Diệp Đình Hoa, Người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2000, trang 9- 12, 120- 127, 133, 406- 566;
5. Lê Bá Thảo (1977). Thiên nhiên Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. trang 89- 96, 289- 309;
6. Ngô Đức Thịnh (2004). Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, trang 74, 115- 119, 312- 314;
7. Các hình ảnh minh họa trên Internet và trang FB Làng Việt xưa và nay;
8. Tư liệu khảo sát của tác giả.