Khi thương mại điện tử bùng nổ, người ta cho rằng các cửa hàng vật lý đã không còn thu hút được nhiều khách hàng, tuy nhiên, tại cửa hàng của Dylan, ngay cả các ngày trong tuần, lượng khách hàng vẫn luôn đông ổn định, những ngày đắt khách, lượng khách hàng có thể lên tới con số 3.000 người. Khởi nghiệp hơn 1 năm, nhưng anh đã sở hữu 7 cửa hàng tại 7 thành phố lớn tại trung Quốc, doanh thu hàng trăm tỷ/năm.
Dylan là chủ sở hữu của một thương hiệu chuyên bán quần áo giảm giá, nói về việc bén duyên với công việc này, anh chia sẻ, “năm 2022, khi đó vẫn đang làm việc tại ByteDance (công ty mẹ của Tiktok), tôi phát hiện ra một đường đua mới nổi trong nước. Ở Mỹ, có một chuỗi cửa hàng bán đồ giảm giá rất nổi tiếng đó là T.J.MAX, thị trường của thương hiệu này chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, họ vẫn chưa chạm tới Châu Á. Cá nhân tôi khi đó cho rằng hình thức kinh doanh này rất có tiềm năng tại Trung Quốc. Quan điểm tiêu dùng của người tiêu dùng đang thay đổi, hiện tại, họ sẵn sàng bỏ tiền ra với mức tiêu dùng hợp lý hơn.”
Công ty bắt đầu chỉ với hai người, “chúng tôi thuê một căn phòng chỉ rộng 60 mét vuông trong một tòa nhà cao tầng. Lần hợp tác bán hàng giảm giá chính thức đầu tiên là với một nhãn hàng giày. Khi đó, họ gửi tới cho chúng tôi 3.000-4.000 đôi giày, khi nhận hàng, chúng tôi không chú ý, nhưng khi mở sản phẩm, chúng tôi giật mình nhìn các loại, mẫu giày, size giày không được phân loại theo đôi mà được đóng gói một cách hết sức ngẫu nhiên. Chỉ còn 2 ngày là tới hoạt động bán hàng, chúng tôi thuê thêm vài người, cố gắng phân loại từng đôi một, 2 ngày 2 đêm hoàn toàn thức trắng, phân loại giày. Vào ngày mở bán, trong căn phòng 60 mét vuông đó, chỉ trong vài ngày, chúng tôi thu lại doanh thu gần 1 triệu tệ (khoảng 3,5 tỷ đồng).”
Với sự phát triển vượt bậc của công việc kinh doanh, từ một căn phòng 60 mét vuông, hiện tại, Dylan sở hữu 7 cửa hàng lớn tại 7 thành phố lớn tại Trung Quốc.
Khi được hỏi một bộ trang phục, giá bán chính thức của nó vốn là 5 triệu đồng, nhưng tại cửa hàng của Dylan, nó chỉ còn được bán với giá 1 triệu đồng, vậy ai sẽ mua chiếc áo trị giá 5 triệu đồng kia, bàn về điều này, Dyland giải đáp, “thứ chúng tôi bán là những trang phục của mùa trước, thậm chí đã vài mùa trước. Đứng từ góc độ của người bán hàng, trang phục tồn kho sẽ chiếm một lượng lớn trong kho của họ, nó đồng thời cũng tiêu tốn một phần nhân lực của họ, vì vậy, họ luôn có nhu cầu muốn thanh lý các sản phẩm này để ít nhất thu lại được vốn để có thể nhập những lô hàng mới đúng mùa đúng mốt hơn. Đứng từ góc độ của người tiêu dùng, nếu phải bỏ ra vài triệu bạc để được mặc đồ mới từ thương hiệu này, có lẽ không phải ai cũng đủ sức chi trả, nhưng nếu có thể được thử đồ từ thương hiệu này với mức giá rẻ hơn nhiều lần, vậy thì việc này sẽ khả quan hơn. Chúng tôi cũng phát hiện ra một điều đó là sau khi được tiếp xúc với một thương hiệu nào đó thông qua cửa hàng của chúng tôi, nếu thích thương hiệu này, khách hàng ngược lại sẽ muốn có thêm thông tin cũng như tìm hiểu nhiều hơn về thương hiệu gốc và muốn mua những sản phẩm mới của thương hiệu gốc.”
Khi được hỏi về cách điều hành một doanh nghiệp tạo ra hàng triệu tệ (tương đương hàng trăm nghìn tỷ đồng) doanh thu chỉ sau hơn một năm, Dylan cho rằng bí quyết nằm ở bốn chữ “chia nhỏ mục tiêu”:
Đầu tiên xác định rõ mục tiêu, sau đó chia nhỏ nó, nghĩ xem làm sao để thực hiện được nó một cách cụ thể nhất, biến ‘không thể’ thành ‘có thể’. Chẳng hạn, mục tiêu mà tôi đặt ra là doanh thu 100 triệu tệ, vậy thì khi đó sẽ chia nhỏ mục tiêu này ra làm hai, một là doanh thu của một cửa hàng, hai là số cửa hàng cần phải mở.
Sau đó, về phương diện marketing cho một cửa hàng, cần thu hút được bao nhiêu lượng khách hàng, cần bao nhiêu lượt mua bùng nổ… Giống như búp bê Nga vậy, chúng ta mở từng con từng con một, càng đi vào trong, càng chi tiết và cụ thể hơn, mở tới đơn vị nhỏ nhất, chúng ta nhìn vào đó và suy nghĩ xem nên làm nó ra sao. Cá nhân tôi trước giờ luôn rất tin vào câu nói, mức độ chi tiết mà chúng ta chia nhỏ được sẽ quyết định khả năng đạt được mục tiêu của chúng ta.”
Dylan cho rằng, trong khi mọi người đều cho rằng thời điểm hiện tại là thời điểm không dễ để khởi nghiệp, thì với anh, điều đó hoàn toàn ngược lại, “cá nhân tôi cho rằng xu hướng hạ mức tiêu dùng như hiện tại vừa hay là một cơ hội để khởi nghiệp. Đối với những người nung nấu ý định khởi nghiệp, việc quan trọng hơn là hành động, làm trước đã, rồi sau đó chứng kiến kết quả.”