Cảng biển 150 tuổi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nhường đất cho “cánh buồm đất Cảng” trị giá 6.300 tỷ đồng

“Siêu cầu” 6.300 tỷ đồng của Hải Phòng

Cầu Nguyễn Trãi là một trong ba công trình trọng điểm ở TP Hải Phòng được tài trợ từ ngân sách thành phố với tổng vốn đầu tư lên đến 6.300 tỷ đồng, được ví như “Cánh buồm đất cảng”. Dự kiến ban đầu là khởi công vào năm 2023, nhưng vì những trở ngại về nguồn vốn ngân sách và vấn đề giải phóng mặt bằng cũng như thiết kế, thời điểm khởi công dự án đã được lùi đến quý II năm 2024.

Tính đến nay, có 1.550 tỷ đồng từ tổng số vốn đầu tư 6.300 tỷ đồng đã được chi cho công tác giải phóng mặt bằng. 

Phối cảnh thiết kế của cầu Nguyễn Trãi. Ảnh: Cổng TTĐT TP Hải Phòng

Tổng chiều dài cầu Nguyễn Trãi là 1,45km, với phần cầu chính có cấu trúc dây văng và dây võng dài khoảng 500m. Cầu có tháp dạng kim cương, mặt cắt ngang rộng 26,5m, bao gồm bốn làn xe cơ giới, hai làn hỗn hợp và hai làn dẫn xuống đường Lê Thánh Tông với tốc độ cho phép lưu thông trên cầu là 80km/h.

Đường Nguyễn Trãi cũng sẽ được mở rộng từ 18m như hiện nay lên 41,5m. Phần đường dẫn lên cầu rộng 23,5m, lòng đường gom hai bên cầu có tường chắn, gầm cầu rộng 7,5m, vỉa hè hai bên rộng 1m và có dải cây leo dọc hai bên tường chắn rộng khoảng 0,5m.

Cảng biển 150 tuổi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nhường chỗ cho

Khu vực sẽ xây cầu Nguyễn Trãi. Ảnh: Vietnammoi

Để xây cầu Nguyễn Trãi, hơn 50 ha đất gần sông Cấm đã được quyết định thu hồi bởi UBND thành phố Hải Phòng, trong đó có cảng Hoàng Diệu với tuổi đời 150 năm. 

Khu vực diện tích của cảng Hoàng Diệu ngoài phục vụ dự án cầu Nguyễn Trãi, sẽ được dùng để xây dựng đường ven sông nối từ cầu Hoàng Văn Thụ tới nút giao giữa đường Ngô Quyền và Lê Lai dài 2,3km và hệ thống công viên, cây xanh đẹp mắt.

Cảng biển lâu đời nhất Hải Phòng hoàn thành nhiệm vụ lịch sử

Cảng Hoàng Diệu nằm bên bờ sông Cấm được xây dựng từ năm 1874 bởi người Pháp, là 1 trong 3 bến cảng thuộc Công ty CP Cảng Hải Phòng, đặc biệt là cảng biển duy nhất cả nước có liên kết trực tiếp với mạng lưới đường sắt quốc gia (tuyến Hải Phòng – Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai).

Bến cảng này bao gồm 11 cầu cảng với chiều dài 1.717 m, tổng diện tích kho lên tới 31.320 m2, diện tích bãi hàng lên đến 163.000 m2, cùng các công trình phụ trợ khác, có khả năng tiếp nhận tàu đến 50.000 tấn, với công suất từ 8 đến 10 triệu tấn hàng mỗi năm. 

Cảng biển 150 tuổi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nhường đất cho
Cảng biển 150 tuổi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nhường đất cho

Cảng Hoàng Diệu trước khi di dời. Ảnh: Cảng Hoàng Diệu

Bến cảng Hoàng Diệu chủ yếu xử lý các loại hàng rời phục vụ các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng ở khu vực phía Bắc.

Quá trình di dời cảng Hoàng Diệu gồm 2 phần chính trong hàng rào cảng: bến cảng với 11 cầu cảng và các khu vực kho bãi, văn phòng rộng khoảng 2.000 m2 và khu vực Nhà ga lập đoàn tàu đường sắt cùng các đơn vị, cơ quan liên quan.

Cảng biển 150 tuổi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nhường đất cho
Cảng biển 150 tuổi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nhường đất cho

Ảnh: Cảng Hoàng Diệu

Bộ Giao thông Vận tải đánh giá Hoàng Diệu là bến cảng có chi phí vận tải hàng hóa thấp nhất tại Hải Phòng hiện nay, đóng vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế – xã hội của khu vực khi có đến 52% lượng hàng tổng hợp (ngoài container) và 73% hàng nhập khẩu của khu vực đi qua bến cảng này.

Dù vậy, do cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các cảng biển, vài năm trở lại đây cảng Hoàng Diệu chỉ hoạt động như cảng thủy nội địa, chỉ xử lý các tàu nhỏ và hàng rời như lưu huỳnh, apatit, quặng, thức ăn chăn nuôi, phân bón… Đây là các loại hàng có giá trị xếp dỡ không cao nhưng cần nhiều nhân công, khoảng 2000 người.

Cảng biển 150 tuổi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nhường chỗ cho

Ảnh: Cảng Hoàng Diệu

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – ông Nguyễn Văn Tùng từng nhấn mạnh rằng: “Cảng Hoàng Diệu là cảng lâu đời nhất Hải Phòng, là nơi phát triển của giai cấp công nhân, giàu truyền thống cách mạng và liên quan đến cuộc sống của hàng nghìn người lao động cùng nhiều thiết bị, máy móc”. Vì vậy, chính quyền TP Hải Phòng bên cạnh việc di dời cảng cũng quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ sắp xếp cho lực lượng lao động tại đây.

Hiện nay, TP Hải Phòng đang tăng tốc tiến trình di dời cảng, công việc giải phóng mặt bằng và đền bù tái định cư để sớm khởi công cầu Nguyễn Trãi. Như vậy sau 150 năm hoạt động, cảng Hoàng Diệu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Nguồn

Next Post

Lãi suất tiết kiệm có thể tăng đến mức nào?

Wed May 15 , 2024
Ảnh minh họa Tính từ đầu tháng 5 đến nay, đã có tổng cộng 13 ngân hàng tăng lãi suất huy động với mức điều chỉnh 0,1 – 0,5%/năm là ACB, Sacombank, Techcombank, VIB, Bac A Bank, GPBank, NCB, BVBank, CBBank, TPBank, PGBank, SeABank và mới nhất là VietABank. Trước […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU