Cần 150 tỉ USD đầu tư vào đường sắt đến 2030

Thông tin trên được đưa ra tại tọa đàm “Phát triển giao thông xanh: Thách thức và giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư” do Bộ GTVT tổ chức ngày 21.8. Tọa đàm nhằm nhìn lại những khó khăn, thách thức sau 2 năm thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg về chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành GTVT.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại tọa đàm sáng 21.8

Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng, sau 2 năm triển khai Quyết định 876 đã có một số kết quả ban đầu, tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tìm kiếm các giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư chuyển đổi cơ sở hạ tầng xanh, chuyển đổi phương tiện xanh.

Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông xanh, Bộ GTVT đã xây dựng được tuyến đường sắt đô thị, triển khai được hàng trăm xe buýt điện, hàng chục nghìn ô tô điện đang vận hành.

“Tuy nhiên, so với mục tiêu đặt ra thì đây mới là kết quả bước đầu, còn khiêm tốn, cần tiếp tục cố gắng, dành nguồn lực, các chính sách để khuyến khích người dân, doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất và sử dụng phương tiện. Đây là vấn đề rất quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 đầy thách thức”, Bộ trưởng Thắng đánh giá.

Cụ thể, theo tư lệnh ngành GTVT, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông như đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, phát triển cảng xanh đã được Đảng và Nhà nước xác định là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược.

Vậy giải pháp nào để vừa thực hiện được mục tiêu tăng trưởng, phát triển vừa đạt được mục tiêu giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng? Làm sao để cắt giảm khí nhà kính, khí metan trong quá trình khai thác, sản xuất vật tư, vật liệu thi công, khai thác, bảo trì, sửa chữa công trình? Làm sao để phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông với hạ tầng năng lượng xanh.

Bên cạnh đó, thực hiện chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh theo đúng mục tiêu đề ra trong Quyết định 876, câu hỏi trọng tâm là làm sao để người dân, doanh nghiệp có thể chuyển đổi sang phương tiện xanh, chính sách kinh nghiệm để khuyến khích người dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện.

Để thực hiện cam kết đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050 cũng như mục tiêu cụ thể hơn cho ngành giao thông vận tải, theo ông Thắng, cần sự hỗ trợ rất lớn của quốc tế, không chỉ về vấn đề tài chính mà còn là kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi chính sách.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Fabian Hartjes, Bí thư thứ hai phụ trách về kinh tế và chính sách khí hậu, thừa ủy quyền của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam bày tỏ cam kết lâu dài trong việc phối hợp, hỗ trợ giảm phát thải carbon ngành giao thông vận tải.

Bà Kathleen WHIMP, quyền Giám đốc WB tại Việt Nam – Lào – Campuchia, khẳng định cam kết của WB trong hỗ trợ Việt Nam trên chặng đường phát triển giao thông xanh và phát triển bền vững trong tương lai, từ đó đạt được mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Cần 150 tỉ USD đầu tư vào đường sắt đến 2030- Ảnh 2.

Bà Kathleen WHIMP, quyền Giám đốc WB tại Việt Nam – Lào – Campuchia

Theo bà Kathleen WHIMP, việc Việt Nam đầu tư cho phát triển giao thông xanh, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, triển khai dự án xây dựng tàu điện ngầm metro tại TP.HCM hoàn toàn phù hợp để thực hiện mục tiêu trên.

Song để thực hiện mục tiêu chuyển đổi giao thông xanh, Việt Nam cần giải quyết các thách thức như thúc đẩy phê duyệt các dự án, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quốc tế, chuẩn bị ngân sách dài hạn do các dự án, nâng cao năng lực thể chế và hoàn thiện khung pháp lý.

Huy động nguồn lực đầu tư giao thông xanh

Ông Lưu Quang Thìn, Vụ phó Vụ Kế hoạch – Đầu tư (Bộ GTVT), cho biết với đường bộ, đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế có nhu cầu vận tải hàng hóa lớn.

Đồng thời, kết hợp đầu tư đồng bộ với hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên các tuyến cao tốc để hỗ trợ chuyển đổi phương tiện đường bộ. Ước tính theo quy hoạch, tổng mức đầu tư các dự án đến năm 2030 vào khoảng 24,8 tỉ USD; đến năm 2050 vào khoảng 33,64 tỉ USD.

Với đường sắt, đây là phương thức có ưu thế về vận chuyển khối lượng lớn, nhanh, an toàn, thuận tiện, chi phí hợp lý, giảm ô nhiễm môi trường nên sẽ là một trong các ưu tiên đầu tư. Theo tính toán, tổng mức đầu tư các dự án đường sắt đến năm 2030 vào khoảng 151,2 tỉ USD (bao gồm cả đường sắt đô thị); đến năm 2050 vào khoảng 312 tỉ USD.

Trong đó, tập trung xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM để giảm ùn tắc giao thông; kết nối với tuyến đường sắt tốc độ cao để hình thành mạng lưới vận chuyển hành khách thuận tiện trong cả nước; đầu tư các tuyến đường sắt mới, điện khí hóa để kết nối cảng biển quan trọng, kết nối cảng hàng không…

Cạnh đó, ưu tiên các dự án phát triển kết cấu hạ tầng để thực hiện các cam kết về mục tiêu giảm phát thải carbon như các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.

Về huy động vốn đầu tư, huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế…


Nguồn

Next Post

Trung Quốc phê duyệt số tổ máy điện hạt nhân kỷ lục

Thu Aug 22 , 2024
Đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ Trung Quốc trong đẩy mạnh xây dựng nhà máy điện hạt nhân, cắt giảm khí thải như một phần của quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh và carbon thấp. Truyền thông Trung Quốc ngày 20/8 dẫn thông tin từ […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU