Biệt phủ lớn nhất Trung Quốc rộng gấp 1,6 lần Tử Cấm Thành, mất 300 năm xây dựng

Tại vùng đất cổ Tấn Trung thuộc tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc, có khu biệt phủ bí ẩn được mệnh danh là “tư dinh số một Trung Quốc”, tên gọi Vương Gia Đại Viện.

Vương Gia Đại Viện rộng 250.000 m2, mất 300 năm mới xây xong. (Nguồn: China Discovery)

Vương Gia Đại Viện rộng 250.000 m2, tương đương 1,6 lần diện tích Tử Cấm Thành. Biệt phủ được đại gia tộc họ Vương xây dựng trong khoảng thời gian hơn 300 năm giữa hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh.

Trong biệt phủ có tổng cộng 123 tứ hợp viện (tổ hợp công trình, gồm 1 sân vườn ở trung tâm được bao quanh bởi 4 dãy nhà ở 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc) và 1.118 phòng.

Tổng thể bố cục gồm 5 làn đường, 6 tòa chính với những khoảng sân thiết kế thông minh, thuận tiện cho việc di chuyển nhưng vẫn tạo nên sự thoáng đãng. Các công trình chồng lớp và giao thoa tinh tế, không chỉ đa dạng mà còn bổ sung chức năng cho nhau.

Toàn thể công trình Vương Gia Đại Viện nhìn từ trên cao. (Ảnh: Sohu)

Biệt phủ được thiết kế phù hợp phong thủy truyền thống của Trung Quốc “núi bao bọc, nước uốn quanh”, lưng tựa vào núi, cửa chính hướng nam, đón gió mát mùa hè và chắn gió lạnh mùa đông.

Biệt phủ rộng lớn này không chỉ thể hiện mức độ giàu có và địa vị của gia tộc họ Vương mà còn minh chứng cho sự hoành tráng của các biệt phủ cổ đại Trung Quốc.

Biệt phủ lớn nhất Trung Quốc rộng gấp 1,6 lần Tử Cấm Thành, mất 300 năm xây dựng- Ảnh 2.

Cổng chính của Vương Gia Đại Viện và các gian phòng phía trong. (Ảnh: Sohu)

Các công trình bên trong được trang trí đầy tính nghệ thuật, từ các chạm khắc, tranh tường đến các bức phù điêu bằng đá và gỗ, tất cả đều phản ánh không gian văn hóa phong phú. Những cách thức trang trí không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa, truyền tải các giá trị và tư tưởng của gia tộc.

Ngoài ra, việc phân chia chức năng trong Vương Gia Đại Viện được thực hiện rất hợp lý, không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh sống của nhà họ Vương mà còn thể hiện rõ thứ bậc xã hội và cấu trúc gia đình.

Biệt phủ lớn nhất Trung Quốc rộng gấp 1,6 lần Tử Cấm Thành, mất 300 năm xây dựng- Ảnh 3.

Một góc khuôn viên trong Vương Gia Đại Viện. (Ảnh: Sohu)

Biệt phủ được chia thành hai phần: nội viện và ngoại viện. Nội viện là nơi ở của gia tộc, còn ngoại viện là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh và đón tiếp khách.

Nội viện cũng được chia thành viện chính và viện phụ. Viện chính dành cho các trưởng bối của gia tộc, còn viện phụ là nơi ở của con cháu và người hầu. Sự phân chia này không chỉ thuận tiện cho việc quản lý mà còn thể hiện trật tự tôn ti trong gia đình.

Biệt phủ lớn nhất Trung Quốc rộng gấp 1,6 lần Tử Cấm Thành, mất 300 năm xây dựng- Ảnh 4.

Biệt phủ được bao quanh bởi dãy tường cao và nhiều lớp. (Ảnh: Sohu)

Giá trị lịch sử văn hóa

Theo Sohu, Vương Thành Trai đưa cả dòng họ tới vùng đất Tấn Trung định cư vào năm 1313 cuối triều đại nhà Nguyên. Đến thời nhà Minh, nhà họ Vương giàu lên nhờ buôn bán và trở thành gia tộc danh giá vào giữa thời nhà Thanh.

Thời trị vị của vua Khang Hy, Càn Long và Gia Khánh có thể nói là giai đoạn cực thịnh của gia tộc họ Vương khi có cơ hội hợp tác với triều đình, nhiều thành viên được đề đạt thăng quan tiến chức.

Biệt phủ lớn nhất Trung Quốc rộng gấp 1,6 lần Tử Cấm Thành, mất 300 năm xây dựng- Ảnh 5.

Một khu phòng trong Vương Gia Đại Viện. (Ảnh: Sohu)

Các chuyên gia nhận định Vương Gia Đại Viện là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa thương nhân vùng đất Tấn Trung cổ xưa. Gia tộc họ Vương, một đại diện tiêu biểu của thương nhân vùng đất này.

Việc xây dựng Vương Gia Đại Viện chính là minh chứng cho địa vị và sự giàu có, đồng thời phản ánh trí tuệ kinh doanh và tinh thần thương mại của người vùng đất Tấn Trung. Các hiện vật lịch sử, tài liệu lưu trữ trong đại viện cung cấp những chứng cứ quý báu cho việc nghiên cứu văn hóa thương nhân vùng đất này.

Biệt phủ lớn nhất Trung Quốc rộng gấp 1,6 lần Tử Cấm Thành, mất 300 năm xây dựng- Ảnh 6.

Vương Gia Đại Viện mệnh danh là tư dinh số 1 Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)

Biệt phủ nhà họ Vương còn được xem là đại diện cho nghệ thuật kiến trúc dân gian Trung Quốc. Phong cách kiến trúc của biệt phủ vô cùng đa dạng, vừa mang vẻ hùng vĩ của kiến trúc phương Bắc, vừa có nét thanh thoát của kiến trúc phương Nam.

Ngày nay, Vương Gia Đại Viện được xếp hạng di tích lịch sử trọng điểm quốc gia cấp 4A của Trung Quốc và trở thành điểm tham quan hút du khách khi tới tỉnh Sơn Tây.

Nguồn

Next Post

Được Vingroup chi gần 3.700 tỷ mua lại, Khách sạn Landmark 81 kiếm được bao nhiêu tiền trong nửa năm?

Fri Sep 6 , 2024
Trong báo cáo tài chính bán niên năm 2024 đã soát xét của Tập đoàn Vingroup (mã: VIC), đã công bố thông tin về các giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quan trọng trong kỳ. Theo đó, trong tháng 2/2024, Vingroup đã mua 99,99% tỷ lệ sở hữu trong […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU