.t1 { text-align: justify; }
Bất chấp những vấn đề môi trường to lớn, Ấn Độ vẫn dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch, trong đó dầu đóng vai trò chính, phần lớn được cung cấp bởi Nga.
Tuy vậy gần đây, tình hình đã bắt đầu thay đổi và Ấn Độ sẽ sớm từ bỏ nguyên liệu thô từ Liên bang Nga, ấn phẩm chuyên ngành OilPrice đã cho biết về lý do dẫn tới bước đi trên.
Ấn Độ đã yêu cầu các nhà đầu tư hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh và toàn bộ ngành năng lượng tái tạo trong nhiều năm, nhưng các công ty lớn và tỷ phú địa phương vẫn ngần ngại đầu tư vào một nỗ lực xa lạ và ít người biết đến. Nhưng có vẻ như quyết tâm của chính phủ cuối cùng đã có được động lực.
Vấn đề là lượng dầu giá rẻ dồi dào từ Liên bang Nga và siêu lợi nhuận của nền kinh tế mà nước này mang lại cho Ấn Độ đã cho phép New Delhi tích lũy đủ vốn để chính phủ trở thành nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng xanh.
Theo dự thảo thỏa thuận với các nhà phát triển tư nhân, chính phủ sẽ cung cấp số tiền khổng lồ 386 tỷ USD, trong đó các công ty địa phương như Tata Power đưa ra những cam kết quan trọng để thực hiện chương trình.
Giới chức Ấn Độ đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về công suất năng lượng tái tạo: đạt 500 GW vào năm 2030 và không phát thải vào năm 2070.
Nói cách khác, Ấn Độ đang thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng, chủ yếu từ bỏ dầu mỏ và than đá để chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo với sự trợ giúp từ số tiền kiếm được từ việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ Nga.
Có lẽ rất sớm thôi, gã khổng lồ châu Á sẽ bắt đầu giảm khối lượng mua hàng, tương tự những gì Trung Quốc đã thực hiện, sau khi đạt được thành công lớn trong việc phát triển các nguồn năng lượng bền vững.
Như các chuyên gia của tờ OilPrice viết, đây có thể là đòn giáng nghiêm trọng nhất đối với Liên bang Nga, vì việc thâm nhập các thị trường khác sẽ khó khăn hơn, dẫn đến một sự tái định hướng khác, như đã xảy ra tại châu Á.
Theo nghĩa đen, chúng ta đang nói về một vài tháng hoặc khoảng thời gian một năm, khi việc Ấn Độ giảm mua dầu thô sẽ trở thành hiện thực. Trong cuộc chiến giành 386 tỷ đô la, các công ty trong và ngoài nước đã xếp hàng dài, muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và kiếm tiền từ nó.
Theo OilPrice