Cần cơ chế định giá đất theo nguyên tắc thị trường

GS.TS Phan Trung Lý. Ảnh: Quang Vinh.

Do vậy, theo ông Lý cần thể hiện rõ trong luật yêu cầu có cơ chế định giá đất theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm khách quan, chính xác theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 18.

Ông Lý cho rằng, cần rà soát kỹ hơn để các quy định của Luật Đất đai lần này thực sự phù hợp với quy định của Hiến pháp, cụ thể hóa để thực hiện hiệu quả quy định tại điều 54 Hiến pháp năm 2013 “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước”.

“Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất để bảo đảm phát huy giá trị của đất đai, nguồn tài nguyên quý giá phục vụ cho lợi ích quốc gia, phát triển đất nước. Điều đó cũng có nghĩa là phải có các quy định chặt chẽ nhằm bịt các lỗ hổng pháp luật, khắc phục tình trạng khai thác giá trị đất đai phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Đặc biệt là ngăn chặn hiện tượng tham nhũng chính sách, lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu cho cá nhân” – ông Lý khẳng định.

Góp ý vào chương I, II của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ông Lý cho rằng, trong dự thảo chưa làm rõ địa vị pháp lý của chủ sở hữu đất đai, mối quan hệ giữa chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu. Theo quy định của Hiến pháp, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Luật Đất đai phải quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu đó. Quyền hạn nào phải do toàn dân với tư cách chủ sở hữu quyết định (thông qua việc trưng cầu ý dân). Quyền hạn nào chủ sở hữu ủy quyền cho người đại diện thực hiện. Quyền hạn, trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác với tư cách là đại diện cho chủ sở hữu đất đai cũng phải được làm rõ. Cùng với đó, cơ chế báo cáo, kiểm tra, giám sát và vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân, nhất là MTTQ Việt Nam cũng phải được quy định cụ thể.

Liên quan về tài chính và giá đất, theo ông Lý, hiện nay, phần tài chính và giá đất đai chưa giải quyết được các vấn đề như giá đất, thời gian tính tiền sử dụng đất khi có quyết định giao đất. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các dự án không thống nhất được số tiền sử dụng đất, từ đó dẫn đến việc không triển khai các thủ tục xây dựng, ách tắc việc giải ngân khiến xảy ra tranh chấp giữa cơ quan quản lý và người sử dụng đất.

Đây là vấn đề quan trọng và phức tạp nhất hiện nay, vì thế quy định trong Dự thảo cần được gia cố thêm. Cần thể hiện rõ trong luật yêu cầu có cơ chế định giá đất theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm khách quan, chính xác theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 18.

Ông Lý cũng đề xuất, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần bổ sung quy định về việc sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa theo hướng tách giá trị đất ra khỏi giá trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai như những doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ được sử dụng đất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng phương án sử dụng đất đã được duyệt. Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác với phương án đã được duyệt thì bị thu hồi để đấu giá hoặc đấu thầu.

“Cần xây dựng chính sách buộc người sử dụng đất phải sử dụng kinh doanh hợp lý, hiệu quả, tránh tình trạng đất bỏ hoang, lãng phí” – ông Lý đề xuất.

Nguồn

Next Post

Cả thế giới chỉ còn 80 con

Wed Sep 18 , 2024
Nội dung chính Tin vui từ quần thể duy nhất còn lại của loài vật quý tại Indonesia Nhiều yếu tố dẫn tới sự tuyệt chủng của loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới Con non của loài vật cực kỳ nguy cấp chào đời Theo TTXVN, một tin […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU