Đồng USD có thể mạnh càng thêm mạnh vì một lý do: Ông Donald Trump

Ông Ajay Rajadhyaksha là Tổng giám đốc và là Trưởng phòng Nghiên cứu Lãi suất và Sản phẩm Chứng khoán hóa tại Barclays. Mới đây, trên tờ Financial Times, ông bày tỏ quan điểm rằng các chính sách mà ông Donald Trump đề xuất đang trái ngược nhau. Kế hoạch tăng thuế thương mại có thể gây phức tạp cho ý định làm suy yếu đồng USD của ông.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới vào tuần trước, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hoà giải thích rằng đồng USD mạnh đang cản trở các doanh nghiệp Mỹ, khiến hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ.

Ông Trump cho biết: “Đó là áp lực to lớn đối với các công ty của chúng tôi, những doanh nghiệp bán những cỗ máy và nhiều thứ khác đến các nước trên thế giới. Đó là một gánh nặng lớn”.

Theo Barclays, kể từ tháng 3 năm 2020, đồng USD đã mạnh hơn 5% so với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, cao hơn 15% so với đồng rupee của Ấn Độ và cao hơn 50% so với đồng yên Nhật.

Trong khi đó, ông Trump thường xuyên đề xuất các kế hoạch áp dụng thuế quan đối với tất cả hàng nhập khẩu của Mỹ. Đây là nỗ lực nhằm làm cho nước Mỹ trở nên cạnh tranh hơn trong thương mại. Nhưng ông Rajadhyaksha cảnh báo, thuế quan tăng thường làm giảm giá trị đồng tiền của các quốc gia có liên quan.

“Thực tế là việc làm đồng USD suy yếu đi ngược lại với nhiều mục tiêu khác trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, chẳng hạn như thuế quan và cắt giảm thuế (cắt giảm thuế sẽ thúc đẩy tăng trưởng, thường là tích cực đối với đồng USD)”.

Chiến lược gia này lưu ý rằng có những lựa chọn khác để làm suy yếu đồng bạc xanh. Nhưng lựa chọn nào cũng sẽ gây ra hậu quả.

Ví dụ, Cục Dự trữ Liên bang có thể mua trái phiếu chính phủ từ các quốc gia khác, bổ sung thêm USD vào lưu thông toàn cầu. Ông Rajadhyaksha cho biết việc tăng bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương có nguy cơ gây ra lạm phát. Đây là điều mà Fed sẽ không đồng tình.

Vị chuyên gia còn chỉ ra các kế hoạch thay thế như việc tăng nợ của Mỹ có thể giúp ích, nhưng phải trả giá bằng sự biến động của thị trường trái phiếu kho bạc và áp lực lạm phát gia tăng.

Rajadhyaksha cho biết, lần cuối cùng nước Mỹ làm như vậy là theo Hiệp định Plaza năm 1985. Quyết định năm đó đã gây ra tình trạng lạm phát đình trệ trong nhiều thập kỷ đối với Nhật Bản.

Theo MI

Nguồn

Next Post

Chủ tịch Hội đồng KTS khu vực Châu Á (ARCASIA) gửi thư chia buồn về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Wed Jul 24 , 2024
Vừa qua, Chủ tịch Hội đồng KTS khu vực Châu Á (ARCASIA) đã gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Nguồn ảnh: Báo Điện tử Chính phủ) Lược dịch […]

You May Like

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU