Mới đây, Forbes Việt Nam đã công bố danh sách các thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2025. Đây là năm lần thứ 9 liên tiếp Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này với mục đích lựa chọn và vinh danh những thương hiêu niêm yết tốt nhất trải rộng trên nhiều ngành nghề.
Tổng giá trị thương hiệu của 25 công ty trong danh sách 2024 đạt gần 5,2 tỷ USD, với tổng lợi nhuận năm 2023 đạt hơn 185 nghìn ty đồng, tương đương khoảng 7,3 tỷ USD.
Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu với giá trị thương hiệu đạt hơn 891 triệu USD. MB đứng thứ 2 với hơn 550 triệu USD. Những vị trí tiếp theo có giá trị thương hiệu trên 400 và dưới 500 triệu USD, bao gồm Sabeco hơn 474 triệu USD, BIDV 449 triệu USD và VietinBank gần 448 triệu USD. 20 thương hiệu niêm yết còn lại trong bảng danh sách có giá trị thương hiệu dưới 400 triệu USD.
Lĩnh vực ngân hàng chiếm ưu thế với 7 đại diện. Trong đó, ngoài Vietcombank dẫn đầu thì hai “ông lớn” niêm yết còn lại là BIDV và VietinBank chia nhau vị trí thứ 3 và thứ 4. MB bất ngờ giữ vị trí thứ 2 với giá trị thương hiệu cách biệt.
Trên thị trường, MB là ngân hàng có nhiều bứt phá mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt tạo dấu ấn về chuyển đổi số. Hiện nay, tỷ lệ giao dịch trên kênh số của MB đạt tới 97%, cùng hệ thống thanh toán thuận tiện, an toàn, bảo mật. Trong khoảng 5 năm gần đây, số lượng khách hàng mới qua kênh số của MB tăng tổng cộng gấp 6 lần so với 25 năm trước cộng lại (từ 5 triệu khách hàng vào năm 2019 lên 30 triệu khách hàng ở thời điểm cuối năm 2024). Riêng năm 2024, MB giúp khách hàng thực hiện 3,1 tỷ giao dịch trên kênh số. Trong đó, riêng App MBBank có thời điểm ghi nhận 20 triệu giao dịch/ngày.
Ngoài 4 ngân hàng nói trên, 3 nhà băng khác cũng có tên trong top các thương hiệu niêm yết có giá trị dẫn đầu gồm ACB 398 triệu USD; HDBank gần 290 triệu USD và OCB hơn 130 triệu USD.
Để tính toán, Forbes Việt Nam tập hợp dữ liệu tài chính của các công ty niêm yết trên ba sàn HOSE, HNX và Upcom. Với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC), Forbes Việt Nam sử dụng phương pháp độc quyền của Forbes (Mỹ) để tính toán giá trị thương hiệu. Fober loại bỏ lợi nhuận tạo ra từ các tài sản hữu hình để xác định lợi nhuận của công ty tạo ra từ các tài sản vô hình. Giá trị thương hiệu của công ty được xác định tiếp tục từ con số này sau khi phân bổ hệ số đóng góp của thương hiệu trong từng ngành và hệ số P/E trung bình của ngành đó tại thời điểm tính toán.
Cũng phải nói một cách công bằng, danh sách các thương hiệu niêm yết dẫn đầu do Forbes mới công bố chỉ là một giải thưởng/ danh sách, có nghĩa là những doanh nghiệp này đang dẫn đầu trong số những doanh nghiệp được đánh giá, chứ không phải đại diện cho toàn bộ thị trường.