Site icon DOANH NGHIỆP & THỊ TRƯỜNG

Vì sao xe điện ‘cứng’ hơn xe xăng khi va chạm?

Ô tô điện ngày càng phổ biến trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Từ đó xuất hiện nhiều vụ va chạm giữa loại xe này với các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong truyền thống. Phần lớn kết quả sau va chạm, xe điện chịu ít thiệt hại hơn so đáng kể. Điều này có nguyên nhân cốt lõi của nó.

Xe động cơ truyền thống thường thiệt hại nặng nề hơn khi va chạm với xe điện

Một trong những hạn chế của công nghệ xe ô tô điện ngày nay là bản thân các bộ pin nằm dưới sàn xe rất nặng. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động cũng như hiệu suất của xe điện. Tuy nhiên, trọng lượng tăng thêm đó cũng không hoàn toàn là xấu. Về mặt tích cực, chúng mang lại lợi thế khi va chạm xảy ra giữa các phương tiện có kích thước tương tự nhưng khác nhau về động cơ.

Nếu đơn giản hóa các tính toán và giả định rằng xe điện và xe sử dụng động cơ đốt trong đều có các trang bị như nhau, kết quả khi va chạm, xe điện sẽ có khả năng bảo vệ tốt hơn. Điều này dựa trên các định luật vật lý, theo đó chiếc xe nặng hơn sẽ chịu lực gia tốc thấp hơn khi va chạm. Từ đó bảo vệ cho những người ngồi trên xe điện an toàn hơn. Chưa kể, các nhà sản xuất ô tô điện thường bao bọc và bảo vệ cụm pin bằng các bộ vỏ kim loại rất cứng, trở thành một “bức tường” vững chắc khi va chạm.

Các nền tảng xe điện chuyên dụng sử dụng kết cấu rất khác so với xe động cơ đốt trong. Xe điện sử dụng cụm pin được đặt ở vị trí thấp trong khung gầm của phương tiện. Khung gầm sẽ lấp đầy khoảng trống giữa các trục bằng một bộ pin mỏng. Nhờ thiết kế này mà pin được đặt cách xa các lực tác động, vậy nên chúng sẽ được bảo vệ khỏi tác động tiêu cực của hầu hết các vụ va chạm.

Xe điện cùng phân khúc thường “cứng” hơn nhiều so với xe xăng, dầu

Không dừng lại ở đó, xe điện có các bộ truyền động nhỏ hơn nhiều so với xe ICE, nên chúng có nhiều không gian hơn ở khu vực động cơ điện. Điều này rất quan trọng cho các thiết kế vùng hấp thụ xung lực. Bên cạnh thiết kế giúp giảm tác động đến hệ thống pin, bản thân các bộ pin cũng nằm trong một lớp vỏ có độ bền cao. Lớp vỏ này đồng thời góp phần tăng thêm độ cứng cho xe và giúp duy trì tính toàn vẹn của khoang hành khách khi va chạm xảy ra.

Điều này đã được chứng minh qua các thử nghiệm va chạm của Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Mỹ (IIHS). Nổi bật trong cuộc thử nghiệm là Audi e-tron và Tesla Model 3 khi chúng giành được giải thưởng Top Safety Pick + của IIHS vào năm 2021.

Tại Việt Nam, đã có nhiều vụ va chạm giữa xe điện với các loại xe sử dụng động cơ đốt trong. Dựa vào những hình ảnh chụp lại hiện trường, có thể thấy phần thiệt hại nặng nề hơn luôn nằm ở phía xe xăng, dầu.


Nguồn

Exit mobile version