Site icon DOANH NGHIỆP & THỊ TRƯỜNG

Tỷ trọng GDP toàn cầu của G7 giảm 1,5 lần trong gần 3 thập kỷ, bị nhóm các nền kinh tế mới nổi bỏ xa

Tỷ trọng của G7 trong GDP toàn cầu đã giảm từ 67% vào năm 1994 xuống còn 44% vào năm 2022, tức giảm hơn 1,5 lần trong 28 năm qua, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.

Được thành lập vào năm 1975, G7 là một nhóm gồm 7 nền kinh tế tiên tiến (Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản) hợp tác về kinh tế và thúc đẩy sự ổn định toàn cầu. Vào thời điểm thành lập, các quốc gia này gia dẫn đầu trong trật tự kinh tế sau Thế chiến II với hệ thống chính trị và kinh tế tương đối giống nhau.

Nhưng kể từ năm 2010, G7 chiếm ít hơn một nửa tổng GDP toàn cầu kể khi các nước thuộc nền kinh tế mới nổi G20 đang phát triển mạnh mẽ.

G20 là một nhóm mở rộng được thành lập vào năm 1999 với mục tiêu tập hợp các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi để thúc đẩy hợp tác quốc tế. Các nền kinh tế lớn nằm trong G20 nhưng không nằm trong G7 bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Ả Rập Xê Út.

Tỷ trọng của G20 trong GDP toàn cầu vẫn tương đối ổn định, giảm nhẹ từ 82% năm 1994 xuống 78% vào năm 2022. Dữ liệu cho thấy thị trường mới nổi đang chiếm tỷ trọng tương đối lớn hơn trong nền kinh tế thế giới.

Tỷ trọng của G7 trong GDP toàn cầu giảm có thể tác động tới ảnh hưởng của nhóm trên toàn cầu, dẫn đến khả năng định hình các chính sách và tiêu chuẩn kinh tế toàn cầu của khối giảm xuống

Ngoài ra, những thay đổi trong các mối quan hệ thương mại và liên minh có thể xảy ra khi các quốc gia khác đạt được vị thế kinh tế nổi bật.

Cuối cùng, dòng vốn đầu tư toàn cầu có thể dịch chuyển sang các nền kinh tế không thuộc G7 và tăng trưởng nhanh hơn.

Theo Visual Capitalist

Nguồn

Exit mobile version