Site icon DOANH NGHIỆP & THỊ TRƯỜNG

Quy định chống phá rừng sẽ khiến giá cà phê ‘co giật’ mạnh

Giá cà phê robusta trên sàn London, kỳ hạn tháng 11 tăng 62 USD lên 4.430 USD/tấn. Ngược lại, kỳ hạn tháng 1.2025 tăng 74 USD lên 4.411 USD/tấn và kỳ hạn tháng 3.2025 tăng 57 USD đạt 4.323 USD/tấn.

Trong năm 2024, ngành cà phê Việt Nam chứng kiến nhiều cột mốc lịch sử khi giá tăng cao kỷ lục

Trong tuần, giá cà phê có 3 phiên giảm mạnh và 2 phiên tăng nhẹ, kết quả kỳ hạn tháng 11 giảm tổng cộng 272 USD/tấn.

Giá cà phê arabica trên sàn New York kỳ hạn tháng 12 tăng 64,9 USD lên 5.475 USD/tấn và kỳ hạn tháng 3.2025 tăng 67,1 USD lên 5.549 USD/tấn, kỳ hạn tháng 5.2025 tăng 69,3 USD lên 5.426 USD/tấn.

Giá cà phê tại Brazil, kỳ hạn tháng 12 giảm 14,3 USD còn 6.686 USD/tấn, kỳ hạn tháng 3.2025 giảm 24,2 USD lên 6.610 USD/tấn; ngược lại, kỳ hạn tháng 5.2025 tăng 91,3 USD lên 6.500 USD/tấn.

Giá cà phê Tây nguyên tăng bình quân 500 đồng/kg, ở Đắk Nông 109.700 đồng/kg, Đắk Lắk 109.500 đồng/kg, Gia Lai 108.700 đồng/kg, Kon TumLâm Đồng 108.300 đồng/kg.

Tại Việt Nam, theo Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (VICOFA), năm 2024 giá cà phê Việt Nam cao nhất thế giới. Xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài khi châu Âu thực hiện quy định chống phá rừng (EUDR) vì hiện nay chỉ có Việt Nam là nước tích cực nhất trong việc thực hiện. Đáng chú ý đã có nhiều doanh nghiệp và lô hàng của Việt Nam xuất khẩu vào EU có chứng nhận chống phá rừng. Các chuyên gia cho rằng, EUDR sẽ khiến thị trường cà phê thế giới tiếp tục có những “cơn co giật” mạnh trong thời gian tới.


Nguồn

Exit mobile version