Site icon DOANH NGHIỆP & THỊ TRƯỜNG

Gửi tiền ở đâu lãi cao nhất hiện nay?

Trong xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm từ nửa đầu năm 2024 đến nay, lãi suất tiết kiệm các ngân hàng vẫn có xu hướng tăng.

Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) áp dụng biểu lãi suất huy động tiền gửi mới và điều chỉnh ở một số kỳ hạn. Trong đó, ngân hàng này tăng lãi suất huy động kỳ hạn 18-24 tháng thêm 0,3%/năm lên mức 6,3%/năm. Đây là mức lãi suất tiền gửi cao nhất hệ thống tính đến thời điểm hiện tại.

Ngân hàng GPBank áp dụng lãi suất tiết kiệm 6,15%/năm cho tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 13-36 tháng.

Ngân hàng Dong A Bank hiện niêm yết mức lãi suất lên tới 6,1%/năm dành cho kỳ hạn 18-36 tháng.

Nhiều ngân hàng áp dụng lãi suất tiết kiệm ngân hàng trên 6%/năm.

Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại (MBV – tên gọi mới của ngân hàng 0 đồng Ocenbank) cũng áp dụng mức lãi suất tiết kiệm 6,1%/năm dành cho kỳ hạn từ 18 tháng trở lên.

Các ngân hàng như HDBank cũng niêm yết mức lãi suất 6,1%/năm dành cho tiền gửi online 18 tháng.

Với mức lãi suất cao nhất là 6,1%/năm dành cho tiền gửi online 18 tháng, SHB hiện cũng nằm trong danh sách các ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất hệ thống.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng đang niêm yết lãi suất huy động cao nhất trong vùng 6%/năm như BaoVietBank (6%/năm), CBBank (6%/năm), Saigonbank (6%/năm), Bac A Bank (5,95%/năm).

Trong khi đó, nhóm ngân hàng ACB, MB, VPBank, Techcombank đang áp dụng lãi suất huy động cao nhất trong khoảng 4,9-5,5%/năm.

Nhóm ngân hàng Nhà nước chi phối hiện có lãi suất huy động cao nhất chỉ khoảng 4,7-4,8%/năm, dành cho kỳ hạn gửi từ 12 tháng trở lên. Trong đó, Agribank áp dụng lãi suất cao nhất là 4,8%/năm dành cho tiền gửi 24 tháng.

Theo dự báo của chuyên gia Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ duy trì đi ngang với sự hỗ trợ đến từ nỗ lực thúc đẩy tín dụng trong năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước cùng với định hướng “tiếp tục bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế và kịp thời có giải pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp”.

Chuyên gia của VCBS cũng nhận định, xu hướng tăng lãi suất huy động sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Đối với nhóm ngân hàng quốc doanh, lãi suất huy động kỳ vọng duy trì đi ngang ở mức hiện tại theo hướng hỗ trợ nền kinh tế.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 2 quyết định quy định về lãi suất tiền gửi; trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Theo Thông tư 48 năm 2024, kể từ 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật.

Nguồn

Exit mobile version