Site icon DOANH NGHIỆP & THỊ TRƯỜNG

Gỗ Minh Long mở rộng thị trường tại khu vực miền Nam

Đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ thời trang ngày càng cao của số đông người tiêu dùng, ngày 1/10 vừa qua, Gỗ Minh Long chính thức mở rộng vào thị trường vào khu vực miền Nam và miền Tây với sự đi vào hoạt động chính thức của Nhà phân phối Panex.

Thị trường mới hứa hẹn nhiều tiềm năng

Trước “cơn khát” vật liệu gỗ Minh Long của các khách hàng tại miền Nam ngày càng gia tăng, việc mở rộng phạm vi phân phối của thương hiệu tạo ra những tín hiệu tích cực trong sự cung ứng đa dạng các mẫu mã thiết kế cũng như nguồn hàng tại khu vực này. Miền Nam là một thị trường rộng lớn và năng động, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển thương hiệu và gia tăng doanh số. Nhu cầu sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp ở phân khúc tầm trung và cao cấp tại miền Nam cũng ngày càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giới thiệu những sản phẩm đặc trưng vốn đã có chỗ đứng tại thị trường miền Bắc như gỗ V Số, ván chống ẩm V313…

Sản phẩm gỗ V Số trong không gian nội thất

Những sản phẩm của Gỗ Minh Long đã có chỗ đứng tại thị trường miền Bắc, được giới chuyên môn đánh giá cao cả về chất lượng và tính thẩm mỹ, chắc chắn sẽ trở thành những mặt hàng mới có sức thuyết phục cao đối với người tiêu dùng tại miền Nam. Gỗ Minh Long cũng là đơn vị tập trung vào khâu nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm, bởi vậy chính lợi thế “không thể sao chép” các thiết kế, khai thác sâu vào chất cảm vật liệu và chiều sâu văn hóa sẽ là một trong những ưu điểm cạnh tranh so với các đối thủ khác tại thị trường mới năng động như ở miền Nam.

Sản phẩm khác biệt hóa mang chất xám bản địa

Để “thuyết phục” các khách hàng miền Nam khá “khó tính” và có sự sành sỏi về việc lựa chọn các thiết kế trong không gian nội thất, Gỗ Minh Long khẳng định con đường duy nhất để thành công chính là đi theo hướng khác biệt hóa, lấy trọng tâm là văn hóa Việt và tận dụng chất xám bản địa. Quan điểm này được hiện thực hóa trong những bộ sưu tập mới ra mắt gần đây của thương hiệu.

Đầu năm 2024, thương hiệu này cho ra mắt bộ sưu tập gỗ V Số Son – những thiết kế gỗ lấy cảm hứng từ hai vân gỗ quý của Việt Nam là gỗ hoàng đàn và cẩm lai. Đặc trưng tông màu nâu cánh gián và nâu đỏ truyền thống, cùng với những thớ gỗ đậm chất tự nhiên quen thuộc trong đời sống của người Việt, các thiết kế mới đề cao sự tự tôn dân tộc, nối dài tinh thần khai thác văn hóa bản địa trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Tính bản địa cũng một lần nữa được khơi gợi trong bộ sưu tập vân vải Kén với 50 thiết kế vải trứ danh đặc trưng từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kén là bộ sưu tập các thiết kế vân vải vô cùng sống động, tạo sự tiện nghi, mềm mại và ấm cúng cho không gian nội thất hiện đại.

Thiết kế trong bộ sưu tập vân vải Kén ứng dụng trong không gian nội thất hiện đại

Chất xám bản địa còn được thương hiệu này tập trung khai thác triệt để ở mảng chất lượng cốt ván. Hiểu rằng khí hậu ở miền Bắc có mùa nồm ẩm, và ở miền Nam cũng như khu vực ven biển thường có độ ẩm cao, dễ dẫn đến tính trạng ẩm mốc, hư hại đồ nội thất, Gỗ Minh Long mang giải pháp ván chống ẩm HMR V313 về thị trường Việt Nam nhằm khắc phục những nhược điểm về khí hậu, độ ẩm và nỗi lo nội thất gỗ công nghiệp không bền. Đặc biệt, gần đây, các thiết kế trong bộ sưu tập mới của thương hiệu này đều được ra mắt ở khổ ván 4×9’ (1220x2745mm), phù hợp các chi tiết nội thất kịch trần, giúp tiết kiệm chi phí gia công, giảm thiểu vật liệu thừa và tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.

Chú trọng vào quá trình nghiên cứu – phát triển sản phẩm và có tư duy cởi mở trong việc sáng tạo, nắm bắt cơ hội tại thị trường mới, sự có mặt của Gỗ Minh Long tại miền Tây và miền Nam hứa hẹn sẽ có nhiều chuyển biến sôi động, mang lại sự đa dạng về lựa chọn cho người tiêu dùng cũng như sự an tâm khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu với hơn 16 năm kinh nghiệm trên thị trường vật liệu nội – ngoại thất.

Thông tin Nhà phân phối Gỗ Minh Long tại thị trường miền Nam và miền Tây:
Công ty Cổ phần Panex

  • SĐT: 0977 053 475
  • Địa chỉ: KCN Tân Kim mở rộng, Tân Kim, Cần Giuộc, Long An

© Tạp chí Kiến trúc



Nguồn

Exit mobile version