Giá vàng SJC sẽ hạ nhiệt, về dưới mốc 80 triệu đồng/lượng

  • Việc độc quyền cho SJC làm thương hiệu vàng quốc gia dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Cụ thể, người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn vàng SJC, mặc dù chất lượng như nhau

  • “Việc đầu tư tài chính hiện nay càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư chưa am hiểu chứng khoán, còn trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, bất động sản đóng băng; nếu lựa chọn an toàn, nhà đầu tư có thể chọn gửi tiết kiệm ngân hàng

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và triển khai phương án bình ổn thay thế, đó là bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại để bán lẻ đến người dân.

Theo NHNN, động thái này là nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới.

Nhận định về vấn đề này, PGS. TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho biết, chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới có thời điểm lên rất cao, dao động ở mức 18-20 triệu đồng/lượng. Theo ông Long, mức chênh lệch này gây ra hệ quả rất lớn, đó là buôn lậu vàng, chảy máu ngoại tệ, trốn thuế, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Điều này khiến thị trường bất ổn do giá trong nước không sát với giá thế giới.

Về nguyên nhân khiến giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch quá cao, vị chuyên gia này thẳng thắn nói, đầu tiên là do cung thiếu, cầu tăng. Trong khi đó, giá vàng thế giới vẫn đang có xu hướng tăng mạnh, được dự báo lên đến 3.000 USD/ounce. Trong nước, các kênh đầu tư khác như bất động sản đang trầm lắng, tiết kiệm lãi suất thấp, chứng khoán bấp bênh… nên đầu tư vàng tương đối hấp dẫn, thanh khoản cao khiến nhiều người đổ dồn vào vàng.

Theo ông Long, bởi cung – cầu mất cân đối làm cho chênh lệch giá càng lớn, nên phải tăng cung để giá giảm bớt. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, các cuộc đấu thầu vàng vừa qua đã sai cách khi căn cứ vào giá của thị trường để quyết định giá tham chiếu đặt cọc, vô hình trung thừa nhận giá đó là giá thị trường. Đây cũng là lý do khiến mục tiêu hạ giá thị trường xuống, thu hẹp giá trong nước và thế giới đã không làm được. Và thực tế, ở các phiên đấu thầu, lượng tiêu thụ chậm. Không ít phiên “ế” chỉ bán được 20% và còn lại ế. 

Chính vì vậy, chuyên gia cho rằng, các cuộc đấu thầu vàng không đạt được mục tiêu giảm chênh lệch giá nên NHNN dừng đấu thầu vàng là giải pháp khôn ngoan, thích hợp và thức thời. 

Liên quan đến giải pháp NHNN sẽ bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại trong nước để bán lẻ đến người dân, một số chuyên gia đặt đồng tình ủng hộ và kỳ vọng sau một thời gian, giá vàng trong nước sẽ hạ.

TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế thì nhận định, đây là một giải pháp đúng đắn. Theo ông Hiển, NHNN sẽ nhập lượng cung nhất định và bán dần cho các ngân hàng Big 4. Dần dần, giá vàng sẽ hạ dần theo thời gian mà lượng vàng được NHNN cung ra. Theo ông Hiển, ở giai đoạn đầu, giá vàng chưa thể giảm ngay nhưng quan nhất nhất, đó là phần chênh lệch này nằm trong tay nhà nước để có dự trữ phòng ngừa rủi ro và điều tiết, thay vì chảy vào túi đầu cơ, buôn lậu. Thế nên, trong thời gian tới, giá vàng trong nước sẽ giảm nhiệt. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, giá vàng SJC chênh lệch với giá vàng thế giới 2-4 triệu đồng/lượng là hợp lý. 

Như vậy, nếu theo dự báo của ông Hiển, giá vàng SJC trong nước sẽ giảm về mốc 74-76 triệu đồng/lượng, khi giá vàng trên thế giới hiện đang dao động ở ngưỡng 72 triệu đồng/lượng. 

Chuyên gia dự báo: Giá vàng SJC sẽ hạ nhiệt, về mốc 75 triệu đồng/lượng- Ảnh 1.

Giá vàng SJC trong nước 1 tháng qua. Chart: CAFEF.

Chuyên gia dự báo: Giá vàng SJC sẽ hạ nhiệt, về mốc 75 triệu đồng/lượng- Ảnh 2.

Giá vàng thế giới khảo vào lúc 14h ngày 30/5 (theo giờ Việt Nam). Chart: CAFEF.

Đề xuất thêm một số giải pháp khác, TS. Ngô Trí Long cho rằng, cần thay thế gấp Nghị định 24. Nghị định 24 từ năm 2012 đã lỗi thời và không phù hợp. Để thay đổi Nghị định, người làm quản lý cần phải thay đổi tư duy quản lý về vàng, làm sao đúng tư tưởng chỉ đạo của Thủ tướng là thực hiện theo nguyên tắc thị trường để quản lý thị trường vàng.

Cũng theo chuyên gia  Ngô Trí Long, chúng ta đang điều hành thị trường vàng bằng Nghị định 24 (năm 2012) nhưng đã quá bất cập, lỗi thời, không phù hợp. Vì thế, giải pháp đầu tiên là phải thay thế gấp Nghị định 24.

Ông cũng cho rằng, có 3 biện pháp quản lý thị trường vàng là hành chính, tổ chức và kinh tế. Trong đó, giải pháp kinh tế là giải pháp thượng sách, còn hành chính và tổ chức là biện pháp hạ sách. Vị chuyên gia nhắc lại rất nhiều giải pháp mà ông đã từng đưa ra, đó là cần thay đổi tư duy quản lý. NHNN chỉ thực hiện đúng chức năng, đừng kinh doanh; tạo sân chơi bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Phải có nhiều sản phẩm vàng, tránh một thương hiệu. Ngoài vàng vật chất cần chú ý đến chứng chỉ vàng, sử dụng công cụ phái sinh, mở sàn vàng…

Nguồn

Next Post

Quốc Cường Gia Lai ra văn bản khẳng định chưa bao giờ làm việc trực tiếp với Tập đoàn Cao su về dự án 39-39B Bến Vân Đồn

Thu May 30 , 2024
Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) vừa có thông tin phản hồi chính thức về mối liên quan tại dự án 39-39B Bến Vân Đồn, Q4, Tp.HCM với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở GDCK Tp.HCM (HoSE) cùng các đối tác, cổ đông. “Trong bối cảnh thị […]

You May Like

Copyright All right reserved Theme: Default Mag by ThemeInWP

DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU