Site icon DOANH NGHIỆP & THỊ TRƯỜNG

EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư

Kế hoạch đưa ra mục tiêu, phát triển EVN thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi… Chính phủ giao EVN chỉ đạo công tác vận hành hệ thống điện quốc gia với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định, hiệu quả, đúng quy định, đảm bảo an ninh cung cấp điện. 

Quyết định nêu kế hoạch triển khai các lĩnh vực gồm cung ứng điện; đầu tư phát triển nguồn điện; đầu tư phát triển lưới điện; đầu tư cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo. Trong đó, trong giai đoạn 5 năm (2021 – 2025), phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 7%/năm (từ 2022 – 2025 tăng khoảng 7,82%/năm). Chuẩn bị phương án để có thể đáp ứng đủ nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm cao hơn.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, EVN đầu tư phát triển nguồn 7 dự án gồm thủy điện, nhiệt điện, điện tích năng và điện mặt trời

Đối với đầu tư phát triển nguồn điện, khởi công 7 dự án nguồn với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp bao gồm thủy điện Hòa Bình mở rộng, thủy điện Ialy mở rộng, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An mở rộng, thủy điện tích năng Bác Ái và Điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Đưa vào vận hành 4 dự án nguồn điện với tổng công suất 840 MW và 150 MWp gồm: thủy điện Hòa Bình mở rộng, thủy điện Ialy mở rộng và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện trọng điểm để đưa vào phát điện 6 dự án trong giai đoạn 2026 – 2030 với tổng công suất khoảng 5.803MW gồm: Nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR; nhiệt điện Dung Quất I&III, LNG Quảng Trạch II, thủy điện tích năng Bắc Ái.

Triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư mở rộng các nhà máy thủy điện hiện hữu, các nhà máy thủy điện tích năng và các dự án nguồn điện sử dụng khí hóa lỏng theo quy hoạch được duyệt. Nghiên cứu bổ sung các dự án nhà máy điện gió ngoài khơi, mở rộng các nhà máy thủy điện hiện hữu còn lại (Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát), nhà máy thủy điện cột nước thấp… để có đủ cơ sở báo cáo các cấp thẩm quyền xem xét, chấp thuận đưa vào Quy hoạch/Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8.

Về lĩnh vực đầu tư phát triển lưới điện, hoàn thành đưa vào vận hành 225 công trình lưới điện truyền tải 500 – 220 kV với tổng chiều dài khoảng 10.500 km và tổng dung lượng TBA khoảng 63.000 MVA. Đặc biệt, tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thành công trình trọng điểm đường dây 500 kV từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) trong năm 2024.

Quyết định cũng nêu tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn Tập đoàn EVN là 479.000 tỉ đồng, bao gồm: vốn đầu tư thuần 278.215 tỉ đồng; góp vốn các dự án điện 1.455 tỉ đồng; trả nợ gốc và lãi vay 199.330 tỉ đồng.

Riêng tổng nhu cầu vốn đầu tư công ty mẹ EVN là 99.950 tỉ đồng, gồm vốn đầu tư thuần 50.402 tỉ đồng; trả nợ gốc và lãi vay 49.548 tỉ đồng.

Đối với vốn góp để đầu tư dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 3 sẽ cập nhật, bổ sung sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông qua chủ trương góp vốn.

Các chỉ tiêu chủ yếu trong sản xuất kinh doanh 5 năm 2021-2025 của EVN:

– Điện sản xuất và mua: 1.404.891 triệu kWh

– Điện thương phẩm: 1.288.064 kWh

– Tỷ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối: Phấn đấu giảm còn 6% vào năm 2025…

Nguồn

Exit mobile version