Quốc gia Nam Mỹ này có sản lượng dầu thô giảm vào đầu năm 2024 do vấn đề bảo trì diễn ra từ cuối năm ngoái.
Sau khi sản lượng dầu của Brazil giảm 25% vào đầu năm nay, các giàn khoan của nước này đang hoạt động trở lại sau thời gian bảo trì và sản xuất nhiều dầu hơn. Một số nhà phân tích cho biết, việc khởi động sớm hơn dự kiến của một số dự án cũng sẽ giúp Brazil phục hồi sản lượng dầu thô vào cuối năm nay và sản lượng có thể vượt dự báo.
Như vậy, phục hồi trong sản xuất dầu thô của Brazil có thể sẽ làm nản lòng các chính sách quản lý thị trường của nhóm OPEC+. Liên minh này đã phát tín hiệu rằng họ có thể bắt đầu nới lỏng một số lệnh cắt giảm sản lượng dầu hiện tại vào quý 4/2024. Nhưng đến quý 4 năm nay, sản lượng dầu của Brazil dự kiến sẽ phục hồi sau đợt bảo trì đầu năm và bổ sung thêm các giàn sản xuất mới, có khả năng thúc đẩy nguồn cung toàn cầu vào cùng thời điểm OPEC+ muốn bắt đầu dỡ bỏ một phần việc cắt giảm.
Một số giàn khoan ngoài khơi của Brazil đã được bảo trì kể từ cuối năm ngoái, điều này dẫn đến sản lượng của nước này giảm, dẫn đầu là sản lượng dầu thô, xuống còn 3,73 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào đầu năm 2024.
Tuy nhiên, khi việc các giàn khoan quay trở lại hoạt động, sản lượng có thể vượt quá 200.000 thùng/ngày so với sản lượng trước khi sụt giảm.
Theo Báo cáo thị trường dầu hàng tháng (MOMR) của OPEC, sản lượng dầu thô của Brazil đã giảm hàng tháng kể từ tháng 11/2023. Trong quý 2 năm nay, sản lượng dầu lỏng của Brazil dự kiến đạt trung bình 4,1 triệu thùng/ngày, nhưng sẽ phục hồi lên 4,4 triệu thùng vào quý 3.
OPEC cho biết, bất chấp sản lượng sụt giảm trong nửa đầu năm, Brazil dự kiến sẽ là nước đóng góp lớn thứ ba vào mức tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC+ vào năm 2024 sau Mỹ và Canada, và là nước đóng góp lớn thứ hai sau Mỹ vào năm 2025.
Năm nay, sản lượng dầu của Brazil dự kiến tăng 110.000 thùng/ngày trong khi tăng trưởng nguồn cung từ Brazil trong năm tới được dự báo là 180.000 thùng/ngày. Vào năm 2025, sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng nhờ sản lượng tăng mạnh tại các mỏ Buzios, Mero, Tupi, Marlim và Atlanta.
Do đó, bản thân OPEC cũng thừa nhận rằng Brazil sẽ giúp thúc đẩy nguồn cung dầu ngoài OPEC+. Điều này có thể làm phức tạp kế hoạch sản xuất của liên minh OPEC+ vào cuối năm nay và năm tới, đặc biệt nếu nhu cầu không tăng với tốc độ mạnh mẽ mà OPEC mong đợi.
Tất cả điều này sẽ làm tăng nguồn cung trên thị trường vào thời điểm OPEC+ có kế hoạch nới lỏng hạn chế sản xuất nếu điều kiện thị trường cho phép. Nói cách khác, nguồn cung sẽ vượt xa nhu cầu ngay cả trước khi OPEC+ thấy cần thiết phải tiến tới dỡ bỏ hạn ngạch cho các thành viên.
Bằng cách lọt vào top ba hỗ trợ nguồn cung ngoài OPEC+, Brazil thực sự đã phá vỡ kế hoạch của OPEC+ và khiến chiến lược của nhóm này trở nên rất mong manh, khi không phải OPEC+ sẽ làm đảo lộn cán cân cung cầu mà là một quốc gia Mỹ Latinh.
Thời gian tới sẽ cho thấy liệu tổ chức các nước xuất khẩu mỏ trên có sẵn sàng đối mặt với thách thức như vậy từ Brazil hay không, nhưng triển vọng thị trường quá bão hòa là rõ ràng. Điều này có thể làm giảm giá dầu và giảm thu nhập của tất cả các công ty khai thác trên toàn thế giới, dẫn đến tác động toàn cầu, vì các “gã khổng lồ” năng lượng đóng góp lớn vào sự phát triển của các quốc gia bằng thuế.